Bóng Chiều Hôm (Tập Truyện Ngắn)

Bóng Chiều Hôm (Tập Truyện Ngắn)

Tác giả: Jeffery Sng
Bóng Chiều Hôm (Tập Truyện Ngắn) Lượt xem: 239 người
Sách Văn học Trong Nước, Truyện ngắn hay nhất
Bóng Chiều Hôm (Tập Truyện Ngắn) 0 Vote

Thông thường một tác phẩm có hai con đường để gây hiệu ứng nơi người đọc, một là gây sự xúc động, hai là gây cười. Ở tác phẩm của Đặng Mừng có cả hai hiệu ứng trên khiến ta thấy vừa buồn cười lại vừa xót xa. Sở dĩ vậy là vì cái tài của tác giả biết lẩy ra từ cuộc đời những tố chất bi hài lẫn lộn.

Như câu chuyện phiên họp ở làng kết án đôi nam nữ đồi trụy vì đã dám “hun chắc bằng mui” (hôn nhau bằng môi), chuyện chị Nần chung thủy cự tuyệt bao nhiêu người ve vãn để rồi chửa hoang vì tưởng vong hồn chồng nhập vào xác lão thầy bói, chuyện cửa hàng mậu dịch phân phối quần đen cho con trai, quần xà lỏn cho con gái, chuyện nông dân ngồi họp bên đống lúa trong sân hợp tác, sáng ra thấy đống lúa nhỏ lại còn phân nửa...

Nguyễn Đặng Mừng có một triết lý riêng về đời sống, “triết lý” của những điều vốn dĩ vượt ra ngoài quy phạm thông thường nhưng lại hiển nhiên, hợp tình, như sự bình thường chảy trôi vẫn cuốn theo cái khác lạ, như đời sống thực ra vốn được làm nên từ vô vàn điều dị biệt, đơn nhất, thậm chí là “kỳ quặc”. Bé Đa “kể tội” mạ, thêm thắt voóng lên để được ngoại thương hơn. Cô Nhan hối hôn vị lang quân dị hợm cũng đồng thời là ân nhân của gia đình. Chị Nần vui lòng ăn ở với ông thầy cúng vì tin vong linh chồng minh nhập vào xác ông ta, hay cậu bé Minh đánh bạn chảy máu bằng thanh củi, vì bị xúc phạm…

Tất cả được nhìn bằng con mắt bao dung, được kể lại bằng giọng điệu dung dị, hồn nhiên, không bị ảnh hưởng bởi bất cứ một khuôn mẫu nào về tư duy hay diễn đạt, khiến cho mọi điều không phải hiện lên như những lầm lỗi, mà như chính sự bất ngờ của cuộc sống.

Nguyễn Đặng Mừng viết bằng một ngòi bút bao dung. Hai mặt cuộc sống bao giờ cũng hiện hữu. Bất hạnh có thể dập vùi một số phận, nhưng đến ranh giới tận cùng của bi kịch bao giờ cũng có một tia sáng le lói soi ngược về từ phía hạnh phúc. Trong những nỗi tê tái đến cùng cực, con người luôn được nâng đỡ, xoa dịu nhẹ nhàng bởi những cảm giác bình yên khác – dù chỉ là mong manh.

Mục lục:

Lời tựa

Đồi ma

Nước nhảy lên bờ

Buồn vui mấy lần

Về làng

Mãi hoài như rứa

Nửa gánh câu hò

Thì Trân

Chị cũng như sen

Mộ gió

Ngày xưa của mẹ

Tím cả chiều hoang

Bóng Chiều hôm

Rau răm ở lại

Bắt bóng

Lời bạt.

Mời bạn đón đọc.

Bóng chiều hôm là tập truyện ngắn đầu tay của một tác giả gần bước sang tuổi lục tuần: Nguyễn Đặng Mừng. Mỗi câu chuyện của Nguyễn Đặng Mừng đều phảng phất hình ảnh của đất và người Quảng Trị

Bóng chiều hôm là tập truyện ngắn đầu tay của một tác giả gần bước sang tuổi lục tuần: Nguyễn Đặng Mừng. Mỗi câu chuyện của Nguyễn Đặng Mừng đều phảng phất hình ảnh của đất và người Quảng Trị

Văn của Nguyễn Đặng Mừng dung dị, cuộc sống phơi bày thế nào thì ông viết ra như thế ấy. Như thể tác giả không hề thêm thắt, không hư cấu, cũng không vẽ vời hư ảo cho hạnh phúc và nỗi đau. Mỗi cuộc đời nơi miền đất gió Lào nắng cháy như mang nỗi truân chuyên của họ vận vào trang viết.  Một cảm nhận vừa gần vừa xa, vừa nhẹ nhàng chân chất vừa khắc khoải chênh vênh trước những ngã rẽ, nhiều nước mắt hơn là tiếng cười của các nhân vật chính. Sâu lắng nhất vẫn là hình ảnh của những người phụ nữ ở quê nghèo. Họ mải miết bươn chải kiếm tìm hạnh phúc trên đường đời mà không biết được lối rẽ nào dành cho riêng mình.

Nguyễn Đặng Mừng viết bằng một ngòi bút bao dung. Hai mặt cuộc sống bao giờ cũng hiện hữu. Bất hạnh có thể dập vùi một số phận, nhưng đến ranh giới tận cùng của bi kịch bao giờ cũng có một tia sáng le lói soi ngược về từ phía hạnh phúc. Trong những nỗi tê tái đến cùng cực, con người luôn được nâng đỡ, xoa dịu nhẹ nhàng bởi những cảm giác bình yên khác – dù chỉ là mong manh.

Tiểu Quyên

(Nguồn: Báo Người Lao Động)

Nguyễn Đặng Mừng mới viết nhưng không còn trẻ. Sinh năm 1953, lẽ ra anh đã có thể viết từ lâu. 20 tuổi còn lận đận trong chiến tranh, 30 tuổi về làng quê Quảng Trị làm nông dân trồng lúa cắt cỏ, 40 tuổi bỏ làng vào Nam lăn lộn mưu sinh... những đoạn đời truân chuyên ấy là quãng thời gian tích lũy vốn sống để bây giờ khi cầm bút viết ra thì tất cả đều đã đủ độ chín của hồi tưởng, suy ngẫm và cảm xúc.

Nguyễn Đặng Mừng mới viết nhưng không còn trẻ. Sinh năm 1953, lẽ ra anh đã có thể viết từ lâu. 20 tuổi còn lận đận trong chiến tranh, 30 tuổi về làng quê Quảng Trị làm nông dân trồng lúa cắt cỏ, 40 tuổi bỏ làng vào Nam lăn lộn mưu sinh... những đoạn đời truân chuyên ấy là quãng thời gian tích lũy vốn sống để bây giờ khi cầm bút viết ra thì tất cả đều đã đủ độ chín của hồi tưởng, suy ngẫm và cảm xúc.

Bóng chiều hôm, tập truyện đầu tay của Nguyễn Đặng Mừng gồm 14 truyện ngắn, trong đó là 14 số phận, đa số là những số phận thời hậu chiến của những người thuộc bên này hay bên kia. Cũng như rất nhiều con người ngoài đời thật, nhân vật của Đặng Mừng rất khó có thể liệt vào bên kia hay bên này: giống như câu chuyện của cô gái lỡ thì và đứa con hoài thai trên đồi Ma, đứa con cứ lớn lên mà không biết mình là đối tượng giằng co tranh chấp của hai linh hồn trong cõi u linh vẫn không thể nhận nhau làm thân thuộc.

Thông thường một tác phẩm có hai con đường để gây hiệu ứng nơi người đọc, một là gây sự xúc động, hai là gây cười. Ở tác phẩm của Đặng Mừng có cả hai hiệu ứng trên khiến ta thấy vừa buồn cười lại vừa xót xa. Sở dĩ vậy là vì cái tài của tác giả biết lẩy ra từ cuộc đời những tố chất bi hài lẫn lộn.

Như câu chuyện phiên họp ở làng kết án đôi nam nữ đồi trụy vì đã dám “hun chắc bằng mui” (hôn nhau bằng môi), chuyện chị Nần chung thủy cự tuyệt bao nhiêu người ve vãn để rồi chửa hoang vì tưởng vong hồn chồng nhập vào xác lão thầy bói, chuyện cửa hàng mậu dịch phân phối quần đen cho con trai, quần xà lỏn cho con gái, chuyện nông dân ngồi họp bên đống lúa trong sân hợp tác, sáng ra thấy đống lúa nhỏ lại còn phân nửa...

Nói những chuyện không phải không lớn, những chuyện can hệ đến phận người, đến vận mệnh của cá nhân, cộng đồng, nhưng tác giả không đao to búa lớn mà lại cứ như vừa kể vừa cười cợt nỗi đau của chính mình.

Cách viết của Nguyễn Đặng Mừng giản dị, hầu như chẳng hề sử dụng các kỹ xảo truyện ngắn. Chẳng quan tâm chạy đôn chạy đáo kiếm cho mình một tấm áo thời trang, anh xuất hiện bằng thể cách tự nhiên, cứ tưng tửng, thật thà, kể những câu chuyện ở làng quê nào đó mà ngẫm kỹ lại ta mới nhận ra cái làng ấy chính là đất nước của mình...

Trần Thùy Mai

(Nguồn: Báo Tuổi Trẻ)

Xem thêm
Thông tin tác giả
Thông tin chi tiết
Tác giả Jeffery Sng
Giá bìa 125.000 vnđ
Khối lượng 300.00 gam
Ngôn Ngữ Tiếng Việt
Kích thước 12 x 20 cm
Ngày phát hành 02/08/2019
Số trang 260
Cuoc-thi-review-sach-topsach.vn
Nhận xét từ bạn đọc
Đánh giá trung bình
4.5/5
star star star star star>
0 vote
GỬI NHẬN XÉT CỦA BẠN
  • Đánh giá của bạn về sản phẩm này:
  • Tiêu đề của nhận xét
Đăng nhập để nhận xét