Bí Quyết Thành Công Những Thương Hiệu Hàng Đầu Châu Á
Click để xem bìa sau

Bí Quyết Thành Công Những Thương Hiệu Hàng Đầu Châu Á

Tác giả: Paul Temporal
Bí Quyết Thành Công Những Thương Hiệu Hàng Đầu Châu Á Lượt xem: 325 người
Sách Kinh Tế, Sách dạy làm giàu
Bí Quyết Thành Công Những Thương Hiệu Hàng Đầu Châu Á 0 Vote

Những chuyển đổi mạnh mẽ về kinh tế ở các nước châu Á trong thời gian gần đây đã làm khuấy động và thu hút sự chú ý hầu như của cả thế giới. Tùy theo nguồn lực và vị thế của mình, các nước châu Á đã từng bước vươn lên mạnh mẽ, khẳng định đây sẽ là trung tâm kinh tế của thế giới mới. Những biến động xảy ra ở châu lục này trong vài thập niên gần đây cũng khiến cho cả nền kinh tế thế giới chao đảo theo.

Hàn Quốc được biết đến như một “con rồng châu Á” với những tập đoàn công nghiệp đang sở hữu những thương hiệu đã được khẳng định và thừa nhận ở khắp các châu lục. Singapore, Malaysia, Thái Lan... cũng đang đóng góp vào ”kho” thương hiệu châu Á và thế gới những thương hiệu lớn mạnh. Đặc biệt, Trung Quốc nổi lên như một cường quốc công nghiệp mới đầy tiềm năng cả về sức sản xuất lẫn sức tiêu thụ của một thị trường khổng lồ đầy hấp dẫn 1,3 tỉ dân. Họ thực sự là một thỏi nam châm đa cực có sức hút đầu tư mạnh mẽ từ mọi hướng. Ở vị thế của một quốc gia đang trỗi dậy với nền kinh tế tiềm tàng lớn mạnh, Trung Quốc đã tự đánh bóng tên tuổi của mình bằng việc đăng cai tổ chức Thế vận hội 2008 và World Expo 2010 để phô bày tiềm lực, các thành tựu kinh tế và nền văn hóa đặc sắc của mình.

Hơn thế nữa, nhiều công ty châu Á không còn bị ngáng trở trong việc xây dựng thương hiệu bằng những sản phẩm kém chất lượng, mà giờ đây họ đã hiên ngang khẳng định chất lượng đẳng cấp thế giới của mình bằng những: LG ELECTRONICS, NISSAN, SAMSUNG, TIGER BEER, LENOVO, BENQ, EMIRATES, TATA, INFOSYS, PETRONAS, SIAM CEMENT, RED BULL… Những thương hiệu này đang chứng tỏ vị thế hàng đầu của mình và đã trở thành những biểu tượng kinh doanh của châu Á. Từng thương hiệu một sẽ được thể hiện lại một cách chân thực và sinh động qua cuốn Bí quyết Thành công những Thương hiệu Hàng đầu châu Á cùng với luận điểm phân tích sâu sắc về những bí quyết xây dựng và cách thức phát triển thành công của các thương hiệu này để từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm quý giá cho tất cả công ty khác noi theo.

Những thương hiệu điển hình được phân tích ở đây là đại diện tiêu biểu nhất của nhiều ngành nghề kinh doanh như: Hàng không, Quản trị tài sản, Công nghiệp ô tô, Vật liệu xây dựng, Thời trang, Hàng tiêu dùng, Hàng điện tử, Khách sạn - Nhà hàng, Công nghệ thông tin, Truyền thông… Mặc dù mỗi thương hiệu có phong cách khác nhau, phục vụ cho một phạm vi đối tượng và đi theo những đường hướng riêng biệt, nhưng tựu trung lại tất cả đều gặp nhau ở điểm: sự đổi mới sáng tạo, khả năng nắm bắt công nghệ mới, óc nhạy bén trước thời cuộc, sự đột phá và nâng cao chất lượng sản phẩm, kế hoạch xây dựng thương hiệu khoa học và bài bản.

Là chuyên gia hàng đầu thế giới về xây dựng, phát triển và quản trị các thương hiệu, Tiến sĩ Paul Temporal đã viết cuốn sách Bí quyết Thành công những Thương hiệu Hàng đầu châu Á sau 25 năm nghiên cứu chiến lược phát triển những thương hiệu đang vươn lên tầm thế giới ở châu lục này. Cuốn sách từ khi xuất bản đã đạt được số lượng phát hành rất cao, trở thành đề tài bình luận trên các tờ báo, tạp chí chuyên về kinh doanh và nhận được sự đánh giá cao từ các chuyên gia cũng như độc giả. Giáo sư John Quelch, Đại học Kinh doanh Harvard, đã nhận xét: “… Quyển sách sẽ cho chúng ta lời giải đáp cho câu hỏi: Làm thế nào các công ty châu Á có thể xây dựng thành công thương hiệu của mình để tạo ra một lợi thế cạnh tranh vững chắc và lâu dài? Qua việc mô tả các điển hình mới nhất về sự thành công các thương hiệu châu Á, quyển sách sẽ mang đến cho độc giả sự hiểu biết đầu đủ hơn về quá trình sáng tạo, quản trị và đi lên của các thương hiệu.”

First News

"Từ trước đến nay, theo một số phân tích, châu Á tụt hậu khá xa so với các nước tiên tiến phương Tây trong hoạt động sáng tạo, quản lý, xây dựng và phát triển thương hiệu. Nguyên nhân chính, xét trên quan điểm doanh nghiệp, là do phần lớn các doanh nghiệp châu Á thường chỉ nhắm vào các khoản đầu tư thu hồi vốn nhanh, có lợi nhuận lớn, ngắn hạn, mà quên đi những mục tiêu phát triển lâu dài và bền vững. Từ nhận thức sai lệch rằng các lợi ích do thương hiệu mang lại khó định lượng, cũng như việc xây dựng thương hiệu chỉ liên quan đến hoạt động quảng cáo, tiếp thị và thể hiện logo, nên trong một thời gian dài, rất nhiều hội đồng quản trị và ban giám đốc công ty châu Á đã không chú trọng đúng mức việc xây dựng cho mình một thương hiệu mạnh", đây là những lời giới thiệu mở đầu của cuốn sách: "Bí quyết thành công những thương hiệu hàng đầu châu Á" của nhà xuất bản trẻ.

Theo tác giả cuốn sách, hiện nay các thương hiệu châu Á đã được sử dụng như một vũ khí chiến lược trong kinh doanh, và quan trọng hơn nữa là một loại tài sản rất có giá trị, dù vô hình. Những chuyển đổi kinh tế mạnh mẽ ở các nước châu Á trong thời gian gần đây như Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore, Malaysia, Thái Lan đều có liên quan đến các tập đoàn công nghiệp đang sở hữu những thương hiệu đã được khẳng định và thừa nhận ở khắp các châu lục. Những thương hiệu được giới thiệu trong cuốn sách này không phải là những thương hiệu đã thành danh như Toyota, Canon, những tên tuổi lớn đã thành danh và đang thống trị ngành kinh doanh của mình trên trường quốc tế mà là các thương hiệu nhỏ hơn, nhưng đã có những cố gắng vượt bậc để vươn lên sánh vai cùng các bậc "đàn anh" trong khu vực và trong thế giới những năm gần đây.

Paul Temporal, chuyên gia hàng đầu thế giới về xây dựng, phát triển và quản trị các thương hiệu châu Á với hơn 25 năm kinh nghiệm tư vấn và huấn luyện là tác giả của cuốn sách.

Qua quá trình nghiên cứu, ông đã đúc rút được những nguyên nhân, bí quyết xây dựng và cách phát triển thành công các thương hiệu nổi tiếng của các ngành nghề kinh doanh khác nhau như Hàng không, Quản trị tài sản, Công nghiệp ô tô, Khách sạn - nhà hàng, Dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, Truyền thông, du lịch.

Cuốn sách được kết cấu thành 15 chương, 14 chương đầu là 14 vấn đề về thương hiệu, từ việc xây dựng thương hiệu quốc gia, vùng lãnh thổ, đến việc đặt tên và tạo cá tính cho thương hiệu, định vị thương hiệu, quản trị thương hiệu, xây dựng thương hiệu có hệ thống - thay đổi cấu trúc toàn diện… Trong mỗi chương, tuỳ theo nội dung của chương sách, tác giả phân tích bí quyết xây dựng thương hiệu của một vài ngành nghề cụ thể. Từ những phân tích chi tiết, sâu sắc, những bí quyết ấy đã khẳng định, để có được một doanh nghiệp thành công, ban Giám đốc doanh nghiệp cần phải tìm được chiến lược thương hiệu phù hợp, đó chính là lộ trình duy nhất để đạt được lợi thế cạnh tranh bền vững - tức khả năng tạo lợi nhuận - là bằng hình ảnh thương hiệu.

Cuối mỗi chương, là tóm lược, là những bài học của doanh nghiệp hay quốc gia, tập đoàn ấy khi xây dựng thương hiệu của mình. Tác giả phân tích những điểm mạnh, điểm yếu của thương hiệu, và đưa ra kiến trúc của thương hiệu – một vấn đề chung mà tất cả các nhà xây dựng thương hiệu được nhắc đến trong cuốn sách này đều phải đối mặt và quyết định. Từ những loại hình kiến trúc chủ yếu của từng thương hiệu, người đọc có thể nhận ra phạm vi các lựa chọn loại hình kiến trúc và mức độ nhấn mạnh của thương hiệu đối với hàng hoá hay chính bản thân doanh nghiệp.

Chương 15, chương kết luận, là những bài học kinh nghiệm mà các thương hiệu điển hình được nêu trong cuốn sách đã làm sáng tỏ. Đó là những đúc kết vô cùng lý thú trong việc xây dựng và phát triển thương hiệu của doanh nghiệp hay một địa phương, quốc gia – nó đề cập đến những bài toán kinh tế hiển nhiên để giành lấy lợi thế cạnh tranh – đó là phải nắm bắt nhanh chóng công nghệ mới, tận dụng tối đa tốc độ đầu tư sản xuất để đưa sản phẩm ra thị trường trong thời gian sớm nhất. Chú trọng chất lượng hàng đầu từ sản phẩm và dịch vụ, việc hoà hợp văn hoá tổ chức, tạo dựng lòng trung thành với thương hiệu qua việc tăng cường nhận thức về thương hiệu... Và quan trọng nhất, khi thương hiệu trở thành vũ khí chính trong một thế giới "phẳng", thì tất cả các khía cạnh và hoạt động liên quan đến trải nghiệm thương hiệu của khách hàng phải thay đổi để hỗ trợ cho các dịch vụ cũng như những đòi hỏi bức thiết từ thị trường – có thể phải coi thương hiệu như một hoạt động nền tảng để thay đổi cơ cấu tổ chức sản xuất kinh doanh.

Cuốn sách, với những hiểu biết về các thương hiệu châu Á điển hình, được viết như "tiểu sử thương hiệu" thực tiễn, đã chỉ rõ các cơ hội lớn của nhiều tập đoàn đầy tiềm năng phát triển. Từ những tập đoàn lớn, lấy thương hiệu là chiến lược của mình như Osim - cỗ máy tiếp thị thương hiệu, đến quốc gia, lãnh thổ như Thượng Hải, Dubai; hay những tên gọi nay đã trở thành quen thuộc như Red Bull, Sam Sung, LG. Không cần là nhà kinh tế, bạn đọc quan tâm đến thương hiệu hoặc quá trình phát triển của những tập đoàn, quốc gia thành công ở châu Á đều có thể tìm được ở cuốn sách này những vấn đề mà mình quan tâm qua cách viết dễ hiểu và súc tích. Đó cũng là những câu chuyện lý thú và bổ ích cho những ai muốn mở mang kiến thức qua từng trang sách.

"Từ trước đến nay, theo một số phân tích, châu Á tụt hậu khá xa so với các nước tiên tiến phương Tây trong hoạt động sáng tạo, quản lý, xây dựng và phát triển thương hiệu. Nguyên nhân chính, xét trên quan điểm doanh nghiệp, là do phần lớn các doanh nghiệp châu Á thường chỉ nhắm vào các khoản đầu tư thu hồi vốn nhanh, có lợi nhuận lớn, ngắn hạn, mà quên đi những mục tiêu phát triển lâu dài và bền vững. Từ nhận thức sai lệch rằng các lợi ích do thương hiệu mang lại khó định lượng, cũng như việc xây dựng thương hiệu chỉ liên quan đến hoạt động quảng cáo, tiếp thị và thể hiện logo, nên trong một thời gian dài, rất nhiều hội đồng quản trị và ban giám đốc công ty châu Á đã không chú trọng đúng mức việc xây dựng cho mình một thương hiệu mạnh", đây là những lời giới thiệu mở đầu của cuốn sách: "Bí quyết thành công những thương hiệu hàng đầu châu Á" của nhà xuất bản trẻ.

Theo tác giả cuốn sách, hiện nay các thương hiệu châu Á đã được sử dụng như một vũ khí chiến lược trong kinh doanh, và quan trọng hơn nữa là một loại tài sản rất có giá trị, dù vô hình. Những chuyển đổi kinh tế mạnh mẽ ở các nước châu Á trong thời gian gần đây như Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore, Malaysia, Thái Lan đều có liên quan đến các tập đoàn công nghiệp đang sở hữu những thương hiệu đã được khẳng định và thừa nhận ở khắp các châu lục. Những thương hiệu được giới thiệu trong cuốn sách này không phải là những thương hiệu đã thành danh như Toyota, Canon, những tên tuổi lớn đã thành danh và đang thống trị ngành kinh doanh của mình trên trường quốc tế mà là các thương hiệu nhỏ hơn, nhưng đã có những cố gắng vượt bậc để vươn lên sánh vai cùng các bậc "đàn anh" trong khu vực và trong thế giới những năm gần đây.

Paul Temporal, chuyên gia hàng đầu thế giới về xây dựng, phát triển và quản trị các thương hiệu châu Á với hơn 25 năm kinh nghiệm tư vấn và huấn luyện là tác giả của cuốn sách.

Qua quá trình nghiên cứu, ông đã đúc rút được những nguyên nhân, bí quyết xây dựng và cách phát triển thành công các thương hiệu nổi tiếng của các ngành nghề kinh doanh khác nhau như Hàng không, Quản trị tài sản, Công nghiệp ô tô, Khách sạn - nhà hàng, Dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, Truyền thông, du lịch.

Cuốn sách được kết cấu thành 15 chương, 14 chương đầu là 14 vấn đề về thương hiệu, từ việc xây dựng thương hiệu quốc gia, vùng lãnh thổ, đến việc đặt tên và tạo cá tính cho thương hiệu, định vị thương hiệu, quản trị thương hiệu, xây dựng thương hiệu có hệ thống - thay đổi cấu trúc toàn diện… Trong mỗi chương, tuỳ theo nội dung của chương sách, tác giả phân tích bí quyết xây dựng thương hiệu của một vài ngành nghề cụ thể. Từ những phân tích chi tiết, sâu sắc, những bí quyết ấy đã khẳng định, để có được một doanh nghiệp thành công, ban Giám đốc doanh nghiệp cần phải tìm được chiến lược thương hiệu phù hợp, đó chính là lộ trình duy nhất để đạt được lợi thế cạnh tranh bền vững - tức khả năng tạo lợi nhuận - là bằng hình ảnh thương hiệu.

Cuối mỗi chương, là tóm lược, là những bài học của doanh nghiệp hay quốc gia, tập đoàn ấy khi xây dựng thương hiệu của mình. Tác giả phân tích những điểm mạnh, điểm yếu của thương hiệu, và đưa ra kiến trúc của thương hiệu – một vấn đề chung mà tất cả các nhà xây dựng thương hiệu được nhắc đến trong cuốn sách này đều phải đối mặt và quyết định. Từ những loại hình kiến trúc chủ yếu của từng thương hiệu, người đọc có thể nhận ra phạm vi các lựa chọn loại hình kiến trúc và mức độ nhấn mạnh của thương hiệu đối với hàng hoá hay chính bản thân doanh nghiệp.

Chương 15, chương kết luận, là những bài học kinh nghiệm mà các thương hiệu điển hình được nêu trong cuốn sách đã làm sáng tỏ. Đó là những đúc kết vô cùng lý thú trong việc xây dựng và phát triển thương hiệu của doanh nghiệp hay một địa phương, quốc gia – nó đề cập đến những bài toán kinh tế hiển nhiên để giành lấy lợi thế cạnh tranh – đó là phải nắm bắt nhanh chóng công nghệ mới, tận dụng tối đa tốc độ đầu tư sản xuất để đưa sản phẩm ra thị trường trong thời gian sớm nhất. Chú trọng chất lượng hàng đầu từ sản phẩm và dịch vụ, việc hoà hợp văn hoá tổ chức, tạo dựng lòng trung thành với thương hiệu qua việc tăng cường nhận thức về thương hiệu... Và quan trọng nhất, khi thương hiệu trở thành vũ khí chính trong một thế giới "phẳng", thì tất cả các khía cạnh và hoạt động liên quan đến trải nghiệm thương hiệu của khách hàng phải thay đổi để hỗ trợ cho các dịch vụ cũng như những đòi hỏi bức thiết từ thị trường – có thể phải coi thương hiệu như một hoạt động nền tảng để thay đổi cơ cấu tổ chức sản xuất kinh doanh.

Cuốn sách, với những hiểu biết về các thương hiệu châu Á điển hình, được viết như "tiểu sử thương hiệu" thực tiễn, đã chỉ rõ các cơ hội lớn của nhiều tập đoàn đầy tiềm năng phát triển. Từ những tập đoàn lớn, lấy thương hiệu là chiến lược của mình như Osim - cỗ máy tiếp thị thương hiệu, đến quốc gia, lãnh thổ như Thượng Hải, Dubai; hay những tên gọi nay đã trở thành quen thuộc như Red Bull, Sam Sung, LG. Không cần là nhà kinh tế, bạn đọc quan tâm đến thương hiệu hoặc quá trình phát triển của những tập đoàn, quốc gia thành công ở châu Á đều có thể tìm được ở cuốn sách này những vấn đề mà mình quan tâm qua cách viết dễ hiểu và súc tích. Đó cũng là những câu chuyện lý thú và bổ ích cho những ai muốn mở mang kiến thức qua từng trang sách.

Xem thêm
Thông tin tác giả
Thông tin chi tiết
Tác giả Paul Temporal
Nhà xuất bản Nxb Trẻ
Nhà phát hành Trí Việt
Giá bìa 125.000 vnđ
Khối lượng 720.00 gam
Ngôn Ngữ Tiếng Việt
Kích thước 13.5x20.5 cm
Ngày phát hành 02/08/2019
Số trang 504
Cuoc-thi-review-sach-topsach.vn
Nhận xét từ bạn đọc
Đánh giá trung bình
4.5/5
star star star star star>
0 vote
GỬI NHẬN XÉT CỦA BẠN
  • Đánh giá của bạn về sản phẩm này:
  • Tiêu đề của nhận xét
Đăng nhập để nhận xét