Bạch Thái Bưởi - Khẳng Định Doanh Tài Nước Việt (Bộ Sách Đạo Kinh Doanh Việt Nam Và Thế Giới)

Bạch Thái Bưởi - Khẳng Định Doanh Tài Nước Việt (Bộ Sách Đạo Kinh Doanh Việt Nam Và Thế Giới)

Tác giả: Lê Minh Quốc
Bạch Thái Bưởi - Khẳng Định Doanh Tài Nước Việt (Bộ Sách Đạo Kinh Doanh Việt Nam Và Thế Giới) Lượt xem: 297 người
Sách Kinh Tế, Sách dạy làm giàu
Bạch Thái Bưởi - Khẳng Định Doanh Tài Nước Việt (Bộ Sách Đạo Kinh Doanh Việt Nam Và Thế Giới) 0 Vote

Bạch Thái Bưởi - Khẳng Định Doanh Tài Nước Việt (Bộ Sách Đạo Kinh Doanh Việt Nam Và Thế Giới), viết về cuộc đời Bạch Thái Bưởi - nhân vật được xem là nhà tư sản dân tộc đầu tiên của Việt Nam. Trí tuệ và tinh thần của ông đến nay vẫn xứng đáng là tấm gương sáng cho giới doanh nhân Việt. 20 tuổi, Bạch Thái Bưởi đến Paris, thủ đô của nước Pháp. Choáng ngợp, nhưng trong đầu chàng thanh niên này lại đau đáu một nỗi niềm: Phải làm gì để Việt Nam hiện đại như Pháp? Rồi ông chọn việc kinh doanh là cái nghiệp của đời mình và giong buồm ra khơi, buôn bán khắp vùng châu Á. Ông giương một ngọn cờ dân tộc để liên kết doanh nhân Việt trong một bối cảnh lịch sử đầy biến động. Ông là người tiên phong theo tinh thần " công lệ ": Mang cái lợi cho nhiều người sẽ có lợi cho mình. Ông cho người sang Pháp tuyển du học sinh về quê nhà để làm việc và phục vụ tồ quốc. Trở về từ nước Pháp, hành lý của ông chỉ toàn sách là sách. Khi thành công, ông góp phần xuất bản quyển Tự điển Tiếng Việt đầu tiên, lại mở hẳn một tờ báo với khát vọng " khai sáng " cho dân ta ở những năm đầu thế kỷ 20. Hơn 100 năm trôi qua, lần giở những dấu ấn thời gian để thấy từ rất lâu rồi, người Việt đã giong buồm ra biển lớn với dáng vóc tự tin, đàng hoàng, để thấy cả những bài học về đối nhân xử thế, phép kinh thương ...... nhưng trên hết là một tấm lòng trọn vẹn của doanh nhân với người dân xứ Việt! Mục lục: Cùng bạn đọc: Kiếm tiền hay phụng sự xã hội? Lời nói đầu Chương 1: Đi trên đôi chân của chính mính Chương 2: Mở lối Chương 3: Dụng nhân Chương 4: Đón gió canh tân Chương 5: Tăng nhiệt cho tinh thần dân tộc Chương 6: " Hướng " và " Đường " Chương 7: " Làm ra của cải là một đạo lý lớn " Chương 8: Giong buồm ra biển lớn Chương 9: Phút cuối ở thương trường Chương kết: Người biến tư duy thành hiện thực Phụ lục Mời các bạn đón đọc.

(Thứ Tư, 04/07/2007)

Kinh doanh là gì và doanh nhân là ai?

(Thứ Tư, 04/07/2007)

Kinh doanh là gì và doanh nhân là ai?

TTCT - Giản Tư Trung và những cộng sự của anh ở PACE đã tự đặt lên vai mình một trọng trách “góp phần thu hẹp khoảng cách doanh trí giữa Việt Nam và thế giới”.

Với mục tiêu đó, tổ hợp giáo dục PACE đã thực hiện một cuộc nghiên cứu và sưu tầm đồ sộ về cuộc đời, sự nghiệp 25 doanh nhân huyền thoại của Việt Nam và thế giới, tổng hợp thành 25 quyển sách giá trị. Mười quyển sách đầu tiên trong bộ sách 25 quyển vừa được NXB Trẻ phát hành rộng rãi trên cả nước.

Bộ sách được PACE đặt tên là “Đạo kinh doanh Việt Nam và thế giới” với mong muốn chia sẻ rằng các doanh nhân là những người được sinh ra để thực hiện điều mà PACE gọi là “phụng sự xã hội” bằng những hành động kinh doanh, những hành động không phải chỉ để kiếm ra tiền, mà là tạo ra “nhiều giá trị hơn cho xã hội” và làm cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn.

Bill Gates không thể nào tiêu hết một phần ngàn số lãi cơ bản được đẻ ra từ số tài sản khổng lồ của ông trong 1 triệu năm, trong khi ông chỉ có thể sống không quá 100 năm. Điều đó hàm nghĩa là toàn bộ tài sản mà ông làm ra, và cả những ý tưởng thiên tài của ông, cuối cùng thuộc về xã hội. Quĩ từ thiện Bill và Melinda của ông và vợ ông nay lên đến hàng chục tỉ USD cho thấy thái độ “phụng sự xã hội” của ông, ngay khi còn sinh thời. Sam Watson của Wal-Mart sống kín đáo, giản dị và tiết kiệm từng đồng USD, trong khi tài sản của ông ước lượng khoảng 25 tỉ USD và điều quan trọng là ông đã không coi số tài sản đó là của mình!

Như vậy, vấn đề cốt tủy của đạo doanh nhân không phải chỉ là giải quyết sự chọn lựa nhị nguyên “kiếm tiền hay phụng sự xã hội”, đặt chuyện kiếm tiền và phụng sự xã hội thành hai mặt đối nghịch và chia doanh nhân thành hai loại người, những người chỉ biết kiếm tiền và những người vừa biết kiếm tiền vừa biết phụng sự xã hội. Vấn đề cốt tủy của đạo kinh doanh chính là sự thống nhất giữa hai mặt đối lập đó và chỉ ra rằng việc kiếm ra được nhiều tiền của doanh nhân cũng đồng thời bao hàm ý nghĩa là họ có điều kiện phụng sự xã hội nhiều hơn và tốt hơn. Khái niệm “doanh nghiệp kinh doanh có trách nhiệm” (responsible business enterprise/RBE) đang được phổ biến và trở thành mô hình kinh doanh chuẩn mực, không những tại các quốc gia phát triển mà còn tại các thị trường mới nổi của những nền kinh tế chuyển đổi, đang trên đà hội nhập toàn cầu.

Cuối cùng, điều đáng trân trọng là ý tưởng xây dựng một thế hệ doanh nhân Việt Nam hùng mạnh có thể đua tranh mạnh mẽ cùng doanh nhân các nước, bằng cách “khôi phục các giá trị cao quí của văn hóa Việt Nam, những giá trị Việt kết hợp với những giá trị đỉnh cao của văn minh nhân loại để từ đó góp phần hình thành văn hóa doanh nhân Việt.

Đất nước Việt Nam, ngay trong thời kỳ còn dưới ách thực dân, đã sản sinh những Lương Văn Can, Bạch Thái Bưởi..., những doanh nhân đã khởi được nghiệp lớn trong hoàn cảnh hết sức khó khăn và đã có những ý tưởng về những yếu tố căn bản của đạo kinh doanh: (phải có) thương phẩm, thương đạo, thương học, biết cách giao thiệp, biết trọng nghề, có lòng kiên tâm, biết giữ tín thực. Cụ Lương Văn Can đã chỉ ra mối liên hệ thiết yếu giữa kinh doanh và phát triển của một nước: “Việc buôn bán thịnh suy có quan hệ đến quốc dân thịnh suy như thế, ta há nên coi thường xem khinh được sao?”. Ngay khi nước nhà mới giành độc lập, ngày 13-10-1945, Hồ Chủ tịch đã khẳng định với giới công thương kỹ nghệ gia Việt Nam: “Nền kinh tế quốc dân thịnh vượng là sự kinh doanh của các nhà công nghiệp, thương nghiệp thịnh vượng”.

Ngày nay, trên đà hội nhập, hợp tác và tranh đua cùng với cả thế giới, đất nước hơn bao giờ hết đang rất cần có một đội ngũ doanh nhân Việt Nam mới có bản lĩnh, có kiến thức, hành động chuyên nghiệp và nắm vững “đạo kinh doanh”. 

HUỲNH BỬU SƠN (chuyên gia kinh tế)

bộ sách "Đạo kinh doanh Việt Nam và thế giới"

Làm ra của cải là một đạo lý lớn, không thể coi thường” “KIẾM TIỀN” hay phụng sự xã hội?” là câu hỏi và cũng là câu trả lời của tác giả dành cho thiên tài tin học Larry Page – người sáng lập ra công cụ tìm kiếm trực tuyến Google. Chính nhờ chữ “G” cùng hàng loạt chữ “o” huyền thoại mà hành triệu triệu người có thể tìm kiếm thông tin nhanh trong chớp mắt.

Tổ chức lại hệ thống thông tin toàn cầu nhằm phục vụ cho con người là mục đích chính mà Google được tạo ra và cũng là cái“đạo” kinh doanh của Larry: kinh doanh vì một thế giới tốt đẹp hơn, bảo vệ đến cùng quyền lợi của người tiêu dung và cống hiến hết mình cho sự sáng tạo.

bộ sách "Đạo kinh doanh Việt Nam và thế giới"

Làm ra của cải là một đạo lý lớn, không thể coi thường” “KIẾM TIỀN” hay phụng sự xã hội?” là câu hỏi và cũng là câu trả lời của tác giả dành cho thiên tài tin học Larry Page – người sáng lập ra công cụ tìm kiếm trực tuyến Google. Chính nhờ chữ “G” cùng hàng loạt chữ “o” huyền thoại mà hành triệu triệu người có thể tìm kiếm thông tin nhanh trong chớp mắt.

Tổ chức lại hệ thống thông tin toàn cầu nhằm phục vụ cho con người là mục đích chính mà Google được tạo ra và cũng là cái“đạo” kinh doanh của Larry: kinh doanh vì một thế giới tốt đẹp hơn, bảo vệ đến cùng quyền lợi của người tiêu dung và cống hiến hết mình cho sự sáng tạo.

 Không chỉ phân tích chữ “Đạo” trong kinh doanh, tác giả còn cho bạn đọc tìm hiểu sâu hơn về Larry Page, cách làm việc và cách sáng tạođể không ngừng nâng cao chất lượng “sản phẩm” của mình vì mục đích phục vụ con người.

Chữ “Đạo” kinh doanh cũng được mổ xẻ rất sâu sắc bởi tác giả Lê Minh Quốc trong quyển Bạch Thái Bưởi – khẳng định doanh tài nước Việt. Sách dẫn dắt người đọc đi theo từng khúc ngoặc cuộc đời ông, khi đến đỉnh vinh quang, khi cay đắng phá sản, nhằm phác họa chân dung một người Việt Nam dám làm trong thời buổi xã hội còn“trọng nông ức thương”. Trí tuệ và tinh thần của ông đến nay vẫn xứng đáng là tấm gương sáng cho doanh nhân Việt. Bạch Thái Bưởi, từ hai bàn tay trắng đã gây dựng một hang vận tải Hải Phòng với số tàu lên đến 40 chiếc, nhân công 2.000 người, cạnh tranh ngang ngửa với “tàu khách”. Chính nhờ những sáng tạo, gan lì trong kinh doanh đã mang lại việc làm và làm giàu cho hàng ngàn người lao động. Năm 2006, Bạch Thái Bưởi đã được phòng Thương mại và Công nghệ Việt Nam tặng danh hiệu “Doanh nhân Việt Nam tiêu biểu”.

 

“Bộ sách Đạo kinh doanh Việt Nam và thế giới” cho bạn đọc một sự trải nghiệm về cách làm giàu và cái tâm của các doanh tài, những người hết mình cống hiến cả đời không chỉ để gầy dựng sự nghiệp cho bản thân mà còn làm giàu cho hàng trăm, hàng ngàn người khác, làm sáng danh đất nước trên thương trường thế giới. Đó là một Henry Ford không ngừng sáng tạo,cho thế giới tận hưởng sự tiện nghi, thoải mái và sang trọng khi đi lại trên chiếc ô tô; một Sam Walton cả đời kinh doanh vì mục đích “Chúng tôi có mọi thứ gia đình bạn cần, tiện lợi nhất, giá rẻ nhất và chất lượng tốt nhất. Chúng tôi hạnh phúc khi được phục vụ nhu cầu của từng thành viêntrong gia đình bạn”. Đó là Akio Morita với tâm huyết “Kiến tạo nền giải trí tương lai” là một Steve Jobs lừng danh với ý chí thép trong kinh doanh để thay đổi cách nghe nhạc của thế giới… Đó là một Lương Văn Can hết lòng cổ vũ cho nền thương nghiệp nước nhà, thể hiện niềm tin và nghị lực mạnh mẽ để góp phần làm thay đổi xã hội theo chiều hướng tích cực.

 

Bộ sách là cẩm nang quý báu dành cho các doanh nhân Việt Nam trên con đường làm giàu cho bản thân và xã hội.

 

Linh Trần

(Tạp chí Marketing, ngày 15/6/2007)

(Thứ Sáu, 11/04/2008) Giữ tâm không bệnh

Ảnh: T.T.D.

Ảnh: T.T.D.

Đọc Chẳng cũng khoái ru? của bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc, quả thật rất khoái. Khoái bút pháp rất giản dị nhưng chứa đầy "pháp vị” của tác giả (Thở không chỉ là thở, Nói không được…). Khoái cách "bắt mạch cho toa" một cách hóm hỉnh nhưng thật thân tình (Ngon và lành).

Thích những điều ông viết tưởng như nhẹ tênh mà thấm sâu tận gốc rễ nội tại (Có nghệ thuật ngủ…). Thích cách viết dung dị, đời thường, nhưng ẩn chứa những trăn trở, lo lắng khiến người đọc cũng phải suy ngẫm, bâng khuâng (Cho bệnh nhân, Bệnh và hoạn…, Một cách nhìn mới).

Hơn nữa, những gì ông muốn trao đổi với bạn đọc lúc nào cũng được trình bày bằng một ấn phẩm rất giản dị, vừa đủ xinh, chữ in to đẹp. Nội dung lại được chia ra thành tiểu phẩm ngắn. Đọc không quá "no" mắt, lại không "chật" đầu.

Qua các tiểu phẩm của ông, ta nhận ra bệnh tình của thân và tâm mình, không ít thì nhiều, cũng từ "ba nghiệp sáu căn" mà bệnh (Ai biểu già chi), cũng tại những định kiến, ái kiến mà khổ (Ưng vô sở trụ), cũng ngờ ngợ, lớ quớ mà lầm (Bác sĩ nhà quê). Nói tóm lại, những điều Đỗ Hồng Ngọc viết không lạ, nhất là với những ai đã từng đọc nhiều tác phẩm khác của ông (Già ơi… chào bạn!, Những người trẻ lạ lùng, Nghĩ từ trái tim, Thư gửi người bận rộn, Như thị…).

Ta hiểu ta có thể đã gặp, ta biết rất rõ, nhưng sao các tác phẩm của ông ta đều thấy cần thiết để đọc, cần thiết "bị” nhắc nhở, cần thiết nghe ông "kê bệnh cho toa" mà không thấy nhàm chán chút nào.

Đọc Đỗ Hồng Ngọc để cười sảng khoái, để được thực tập và nhất là để nhận rõ thân có thể bệnh nhưng tâm không được bệnh. Giữ tâm an vui sẽ điều trị được thân bệnh một cách nhẹ nhàng, hiệu quả. Thế "chẳng cũng khoái ru"?

Lệ Tâm

(Thứ Sáu, 11/04/2008) Giữ tâm không bệnh

Ảnh: T.T.D.

Ảnh: T.T.D.

Đọc Chẳng cũng khoái ru? của bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc, quả thật rất khoái. Khoái bút pháp rất giản dị nhưng chứa đầy "pháp vị” của tác giả (Thở không chỉ là thở, Nói không được…). Khoái cách "bắt mạch cho toa" một cách hóm hỉnh nhưng thật thân tình (Ngon và lành).

Thích những điều ông viết tưởng như nhẹ tênh mà thấm sâu tận gốc rễ nội tại (Có nghệ thuật ngủ…). Thích cách viết dung dị, đời thường, nhưng ẩn chứa những trăn trở, lo lắng khiến người đọc cũng phải suy ngẫm, bâng khuâng (Cho bệnh nhân, Bệnh và hoạn…, Một cách nhìn mới).

Hơn nữa, những gì ông muốn trao đổi với bạn đọc lúc nào cũng được trình bày bằng một ấn phẩm rất giản dị, vừa đủ xinh, chữ in to đẹp. Nội dung lại được chia ra thành tiểu phẩm ngắn. Đọc không quá "no" mắt, lại không "chật" đầu.

Qua các tiểu phẩm của ông, ta nhận ra bệnh tình của thân và tâm mình, không ít thì nhiều, cũng từ "ba nghiệp sáu căn" mà bệnh (Ai biểu già chi), cũng tại những định kiến, ái kiến mà khổ (Ưng vô sở trụ), cũng ngờ ngợ, lớ quớ mà lầm (Bác sĩ nhà quê). Nói tóm lại, những điều Đỗ Hồng Ngọc viết không lạ, nhất là với những ai đã từng đọc nhiều tác phẩm khác của ông (Già ơi… chào bạn!, Những người trẻ lạ lùng, Nghĩ từ trái tim, Thư gửi người bận rộn, Như thị…).

Ta hiểu ta có thể đã gặp, ta biết rất rõ, nhưng sao các tác phẩm của ông ta đều thấy cần thiết để đọc, cần thiết "bị” nhắc nhở, cần thiết nghe ông "kê bệnh cho toa" mà không thấy nhàm chán chút nào.

Đọc Đỗ Hồng Ngọc để cười sảng khoái, để được thực tập và nhất là để nhận rõ thân có thể bệnh nhưng tâm không được bệnh. Giữ tâm an vui sẽ điều trị được thân bệnh một cách nhẹ nhàng, hiệu quả. Thế "chẳng cũng khoái ru"?

Lệ Tâm

Xem thêm
Thông tin tác giả
Thông tin chi tiết
Tác giả Lê Minh Quốc
Nhà xuất bản Nxb Trẻ
Nhà phát hành NXB Trẻ
Giá bìa 125.000 vnđ
Khối lượng 280.00 gam
Ngôn Ngữ Tiếng Việt
Kích thước 12x20 cm
Ngày phát hành 02/08/2019
Số trang 196
Cuoc-thi-review-sach-topsach.vn
Nhận xét từ bạn đọc
Đánh giá trung bình
4.5/5
star star star star star>
0 vote
GỬI NHẬN XÉT CỦA BẠN
  • Đánh giá của bạn về sản phẩm này:
  • Tiêu đề của nhận xét
Đăng nhập để nhận xét