Xã Hội Học Báo Chí

Xã Hội Học Báo Chí

Xã Hội Học Báo Chí Lượt xem: 221 người
Sách Chuyên Ngành, Nghiệp vụ báo chí
Xã Hội Học Báo Chí 0 Vote

Đọc Du ký Việt Nam

Chuyến hành trình ngược thời gian

(SGGP Ngày 26/03/2007 )

Xem những thước phim tài liệu xưa, khán giả dễ có cảm giác bồi hồi về quá khứ, cảm tưởng như mình đang sống trong một khoảng thời gian đã qua của lịch sử. Đọc các bài viết trong bộ sách 3 cuốn Du ký Việt Nam do NXB Trẻ xuất bản tháng 3-2007, bạn đọc cũng sẽ có một cảm giác tương tự.

Du ký là một thể loại văn học dựa trên sự ghi chép của bản thân tác giả khi có dịp đi xa hay tiếp xúc với những điều kỳ thú. Hình thức của du ký cũng rất đa dạng, có thể là ghi chép, ký sự, nhật ký, thư tín, hồi tưởng… Và cũng chính vì sự đa dạng trong hình thức và nội dung đã đem lại sự đa dạng cho bộ sách Du ký Việt Nam.

Không ngoa khi nói rằng bộ sách Du ký Việt Nam như một cỗ máy thời gian đưa người đọc về với những thập niên đầu thế kỷ 20. Khác với những tác phẩm văn học thường tập trung vào một góc độ của cuộc sống, bộ sách Du ký lại mở rộng ra rất nhiều nội dung. Để thuận tiện cho người đọc, PGS-TS Nguyễn Hữu Sơn, người sưu tầm và giới thiệu các tác phẩm, đã tạm chia những bài du ký trong bộ sách thành 4 loại: Du ký mang tính quan phương, sự vụ, công vụ do các trí thức, ký giả, công chức ghi lại trên con đường công tác của họ.

Dòng du ký viễn du do những người đi đến các quốc gia xa xôi ghi lại, trong điều kiện giao thông còn hạn chế; những bài du ký này thực sự là cách tốt nhất để người đọc biết thêm về những chân trời mới. Lại có loại du ký mang tính khảo cứu doanh nhân lịch sử, truyền thuyết và sự tích của một địa danh hay cả một vùng văn hóa lớn. Cuối cùng là những bài du ký mang đậm tính nghệ thuật do người viết ghi lại những cảm nhận của mình về một cảnh đẹp, một hình ảnh cuộc sống đời thường hay một lễ hội, đình đám. Cũng giống như những bộ phim tư liệu xưa gây ấn tượng bằng nội dung với những hình ảnh đen trắng xưa thì những bài du ký trong Du ký Việt Nam tạo cảm giác của một thời xa xưa thông qua cách hành văn quốc ngữ đầu thế kỷ. Những lối hành văn không chỉ lạ với người đọc hôm nay mà còn phản ánh cả vai trò, nghề nghiệp của người viết một cách khá rõ ràng. Cùng Các phái viên Nam Kỳ của Thượng Chi, Pháp du hành trình nhật ký của Phạm Quỳnh, Ngự giá Nam tuần hành trình ký của Song Cử… mang đậm nét ghi chép của quan chức khi quan tâm đến cả những vấn đề quân sự, diễn biến chính trị những vùng đất tác giả đi qua, là những bài ký mang đậm tính thưởng ngoạn, lãng mạn của các văn nhân.

Ở đây cũng phải nhìn nhận rằng nhiều bài ký do các quan chức, nhân viên công sở Pháp viết, đăng trên một tờ báo chính thức thời Pháp thuộc nên không thể tránh khỏi những tư tưởng thân Pháp, nghiêng về chính quyền thực dân. Tuy nhiên, nếu để qua một bên những vấn đề chính trị đó, người đọc vẫn có thể thấy rõ một tình cảm yêu quê hương đất nước của các tác giả. Cùng với sự phát triển của kỹ thuật thông tin, giao thông, những chân trời mới lạ ngày nào đã trở nên quen thuộc, các bài du ký mất dần vẻ mới lạ của nó, đề tài du ký dần dần cũng bị quên lãng. Chính vì thế, khi đọc lại Du ký Việt Nam của các tác giả cách đây gần 100 năm, người đọc mới giật mình khi không chỉ nhìn thấy lại những cảnh đẹp, cuộc sống xã hội ngày xưa của quê hương, mà còn thấy bồi hồi nhớ lại một dòng văn học đầy thú vị mang đậm những dấu ấn cá nhân, vừa có giá trị văn học vừa mang tính tư liệu đầy hấp dẫn.

Đọc Du ký Việt Nam

Chuyến hành trình ngược thời gian

(SGGP Ngày 26/03/2007 )

Xem những thước phim tài liệu xưa, khán giả dễ có cảm giác bồi hồi về quá khứ, cảm tưởng như mình đang sống trong một khoảng thời gian đã qua của lịch sử. Đọc các bài viết trong bộ sách 3 cuốn Du ký Việt Nam do NXB Trẻ xuất bản tháng 3-2007, bạn đọc cũng sẽ có một cảm giác tương tự.

Du ký là một thể loại văn học dựa trên sự ghi chép của bản thân tác giả khi có dịp đi xa hay tiếp xúc với những điều kỳ thú. Hình thức của du ký cũng rất đa dạng, có thể là ghi chép, ký sự, nhật ký, thư tín, hồi tưởng… Và cũng chính vì sự đa dạng trong hình thức và nội dung đã đem lại sự đa dạng cho bộ sách Du ký Việt Nam.

Không ngoa khi nói rằng bộ sách Du ký Việt Nam như một cỗ máy thời gian đưa người đọc về với những thập niên đầu thế kỷ 20. Khác với những tác phẩm văn học thường tập trung vào một góc độ của cuộc sống, bộ sách Du ký lại mở rộng ra rất nhiều nội dung. Để thuận tiện cho người đọc, PGS-TS Nguyễn Hữu Sơn, người sưu tầm và giới thiệu các tác phẩm, đã tạm chia những bài du ký trong bộ sách thành 4 loại: Du ký mang tính quan phương, sự vụ, công vụ do các trí thức, ký giả, công chức ghi lại trên con đường công tác của họ.

Dòng du ký viễn du do những người đi đến các quốc gia xa xôi ghi lại, trong điều kiện giao thông còn hạn chế; những bài du ký này thực sự là cách tốt nhất để người đọc biết thêm về những chân trời mới. Lại có loại du ký mang tính khảo cứu doanh nhân lịch sử, truyền thuyết và sự tích của một địa danh hay cả một vùng văn hóa lớn. Cuối cùng là những bài du ký mang đậm tính nghệ thuật do người viết ghi lại những cảm nhận của mình về một cảnh đẹp, một hình ảnh cuộc sống đời thường hay một lễ hội, đình đám. Cũng giống như những bộ phim tư liệu xưa gây ấn tượng bằng nội dung với những hình ảnh đen trắng xưa thì những bài du ký trong Du ký Việt Nam tạo cảm giác của một thời xa xưa thông qua cách hành văn quốc ngữ đầu thế kỷ. Những lối hành văn không chỉ lạ với người đọc hôm nay mà còn phản ánh cả vai trò, nghề nghiệp của người viết một cách khá rõ ràng. Cùng Các phái viên Nam Kỳ của Thượng Chi, Pháp du hành trình nhật ký của Phạm Quỳnh, Ngự giá Nam tuần hành trình ký của Song Cử… mang đậm nét ghi chép của quan chức khi quan tâm đến cả những vấn đề quân sự, diễn biến chính trị những vùng đất tác giả đi qua, là những bài ký mang đậm tính thưởng ngoạn, lãng mạn của các văn nhân.

Ở đây cũng phải nhìn nhận rằng nhiều bài ký do các quan chức, nhân viên công sở Pháp viết, đăng trên một tờ báo chính thức thời Pháp thuộc nên không thể tránh khỏi những tư tưởng thân Pháp, nghiêng về chính quyền thực dân. Tuy nhiên, nếu để qua một bên những vấn đề chính trị đó, người đọc vẫn có thể thấy rõ một tình cảm yêu quê hương đất nước của các tác giả. Cùng với sự phát triển của kỹ thuật thông tin, giao thông, những chân trời mới lạ ngày nào đã trở nên quen thuộc, các bài du ký mất dần vẻ mới lạ của nó, đề tài du ký dần dần cũng bị quên lãng. Chính vì thế, khi đọc lại Du ký Việt Nam của các tác giả cách đây gần 100 năm, người đọc mới giật mình khi không chỉ nhìn thấy lại những cảnh đẹp, cuộc sống xã hội ngày xưa của quê hương, mà còn thấy bồi hồi nhớ lại một dòng văn học đầy thú vị mang đậm những dấu ấn cá nhân, vừa có giá trị văn học vừa mang tính tư liệu đầy hấp dẫn. 

TÂN TƯỜNG

Xem thêm
Thông tin tác giả
Thông tin chi tiết
Tác giả Trần Hữu Quang
Nhà xuất bản Nxb Trẻ
Nhà phát hành NXB Trẻ
Giá bìa 125.000 vnđ
Khối lượng 500.00 gam
Ngôn Ngữ Tiếng Việt
Kích thước 14x20 cm
Ngày phát hành 02/08/2019
Số trang 508
Cuoc-thi-review-sach-topsach.vn
Nhận xét từ bạn đọc
Đánh giá trung bình
4.5/5
star star star star star>
0 vote
GỬI NHẬN XÉT CỦA BẠN
  • Đánh giá của bạn về sản phẩm này:
  • Tiêu đề của nhận xét
Đăng nhập để nhận xét