Vết Son Trên Môi Anh
Click để xem bìa sau

Vết Son Trên Môi Anh

Tác giả: Lang Leav
Vết Son Trên Môi Anh Lượt xem: 243 người
Sách Văn học Trong Nước, Truyện ngắn hay nhất
Vết Son Trên Môi Anh 0 Vote

Vết Son Trên Môi Anh

"Và tình yêu, đẹp và vương vấn, như vết son trên môi người đàn ông tôi yêu..."

Cây bút trẻ Cấn Vân Khánh đã trở lại với cuốn sách mới nhất "Vết son trên môi anh". Vẫn là những đề tài rất quen thuộc, thậm chí là sở trường đã làm nên tên tuổi của cô như phụ nữ, tình yêu, sự lựa chọn... Sự bế tắc, cái hoang hoải, mông lung và diệu vợi khiến người đọc như rùng mình, như chìm đắm, bất giác mỉm cười, bất giác lại thở dài theo từng câu chữ của cuốn sách. Cấn Vân Khánh dành cho phụ nữ một sự ưu ái đến kì lạ. Những câu chuyện của cô, viết không phải chỉ kể chuyện, mà viết để khám phá thế giới tâm hồn sâu kín và nhiều nỗi lẩn khuất của người phụ nữ. Dưới ngòi bút của cô, người phụ nữ được bảo vệ, được yêu, trân trọng và cảm thông hết thảy. Dù đó có là người phụ nữ ngã vào vòng tay người đàn ông khác không phải là chồng mình những phút yếu mềm trong "Ở một thành phố yên tĩnh", "Kính gửi ông John", "Quên đi tình cũ"; những người thứ ba đáng thương nhiều hơn đáng giận trong "Hạnh phúc mơ hồ", "Kết thúc vào buổi sáng", "Người tình" hay đang bế tắc trong "Tình yêu", "Điệp khúc mì tôm", "Sự lựa chọn cuối cùng" thì Cấn Vân Khánh vẫn nhìn thấy những vết thương trong lòng họ, những vết thương đủ lớn, đủ sâu, đủ dai dẳng và hành hạ họ hơn bất kì sự trừng phạt nào của cuộc đời, nếu người đời ngoảnh mặt với họ thì hãy để cô bao dung và vị tha cho những lỗi lầm ấy. Vì dù thế nào, tình yêu là không có tội. Cũng có đôi khi, cô đặt mình vào suy nghĩ của những người đàn ông như "Em có muốn tắm không", "Ràng buộc êm ái", "Vì đó là em", để kể cho chúng ta biết phụ nữ trong mắt họ là thế nào. Họ cũng yêu thương, cũng nâng niu, đôi khi sa ngã và phản bội, nhưng xin hãy tin rằng chưa bao giờ họ thực sự muốn làm tổn thương những người phụ nữ của mình. Chỉ là... chỉ là tình yêu đôi khi không có lý lẽ. Với "Vết son trên môi anh", một lần nữa Cấn Vân Khánh lại bắt người đọc phải đọc thật chậm để thấu hiểu những nhân vật của cô, và cũng để nhìn thấy mình lẩn khuất trong đâu đó.

Cấn Vân Khánh là nữ tác giả trẻ sinh năm 1979, tốt nghiệp khoa Sáng tác - Lý luận - Phê bình văn học tại Đại học văn hóa Hà Nội, từng đạt giải thưởng Tác phẩm tuổi xanh của báo Tiền Phong và đã có 5 cuốn sách được xuất bản là Chàng hề của em (NXB Trẻ, 1998), Hạnh phúc mơ hồ (NXB Văn hóa Sài Gòn, 2006), Khi nào anh thuộc về em (NXB Hội nhà văn, 2008), Người đàn ông có đôi mắt trong (NXB Hội nhà văn, 2008), Hoa hồng và rượu vang (NXB Văn học, 2012).

Cô vốn yêu thích viết văn, làm thơ từ khi còn học tiểu học và luôn say mê tìm đọc tất cả các tác giả cũ, mới thuộc mọi thể loại, cả trong nước và ngoài nước. Đặc biệt, cô thích chất văn rất nhẹ nhàng, tinh tế của nhà văn Lý Lan, truyện ngắn của nhà văn Ba Lan Janusz Leon Winsniewski. Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên từng nhận xét về phong cách của Cấn Vân Khánh: "Nhẹ nhàng và mong manh, dịu dàng và day dứt, những trang viết của Cấn Vân Khánh, là truyện, là tạp văn, đều ấp ủ một nỗi buồn trong trẻo, hoang sơ của một tâm hồn nữ, của một tâm hồn trẻ".

Mời bạn đón đọc.

Sau "Hoa hồng và rượu vang" xuất bản năm 2012, Cấn Vân Khánh tiếp tục trình làng tập truyện ngắn "Vết son trên môi anh" với phong cách nhẹ nhàng, dịu dàng vốn có. Phụ nữ, tình yêu là hai nguồn cảm hứng chính trong các trang viết của cô. Qua mỗi câu chuyện, Cấn Vân Khánh đồng thời khám phá thế giới tâm hồn sâu kín và nhiều nỗi lẩn khuất của phụ nữ. Dưới ngòi bút của Khánh, độc giả có thể nhận thấy, người phụ nữ được bảo vệ, được yêu, trân trọng và cảm thông.

Có thể bắt gặp ở "Vết son trên môi anh" nhiều hoàn cảnh khác nhau: người phụ nữ ngã vào vòng tay một đàn ông khác không phải chồng mình trong "Ở một thành phố yên tĩnh", "Kính gửi ông John", "Quên đi tình cũ"; những "người thứ ba" đáng thương nhiều hơn đáng giận trong "Hạnh phúc mơ hồ", "Kết thúc vào buổi sáng", "Người tình" hay đang bế tắc trong "Tình yêu", "Điệp khúc mì tôm", "Sự lựa chọn cuối cùng"... Cấn Vân Khánh nhìn thấy những vết thương trong lòng phụ nữ, bao dung và vị tha họ với lý lẽ: tình yêu đôi khi không có lý lẽ nào.

Vẫn là chất "nhẹ nhàng và mong manh, dịu dàng và day dứt" như nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên từng nhận xét về phong cách của Cấn Vân Khánh, nhưng các trang viết của cô ngày một khắc khoải, da diết, nhiều trăn trở hơn.

Sách do Dinhtibooks liên kết với Nhà xuất bản Văn học ấn hành tháng 6/2013.

Cấn Vân Khánh sinh năm 1979, tốt nghiệp khoa Sáng tác - Lý luận - Phê bình văn học tại Đại học Văn hóa Hà Nội. Cô từng đoạt giải thưởng Tác phẩm tuổi xanh của báo Tiền Phong và đã xuất bản năm cuốn sách gồm: "Chàng hề của em" (NXB Trẻ, 1998), "Hạnh phúc mơ hồ" (NXB Văn hóa Sài Gòn, 2006), "Khi nào anh thuộc về em" (NXB Hội nhà văn, 2008), "Người đàn ông có đôi mắt trong" (NXB Hội nhà văn, 2008), "Hoa hồng và rượu vang" (NXB Văn học, 2012).

(Báo vnexpress.net giới thiệu ngày 24/7/2013)

Song Ngư

(Thethaovanhoa.vn) - Nhiều lần tôi muốn hỏi Khánh rằng, đến khi nào thì chị thôi viết chuyện tình yêu? Yêu đương, cái từ nhẹ bỗng, mà lắm khi trả giá bằng nỗi đắng cay suốt một đời. Đã xuất bản năm tập truyện ngắn về tình yêu, và giờ, sau những ngày tháng làm mẹ, tiếp tục là Vết son trên môi anh (Đinh Tị & NXB Văn Học, 2013).

Vết son trên môi anh của Cấn Vân Khánh gồm 20 truyện ngắn mà Khánh ưng ý nhất từ trước tới nay, trong đó gần một nửa là truyện mới, được viết sau khi Cấn Vân Khánh kết hôn, làm vợ, làm mẹ.

1. "Sự chuyển biến rõ nét trong cảm xúc cũng như những trải nghiệm của đời sống hôn nhân đã được tôi thể hiện ở những truyện ngắn như Tình cũ, Kính gửi ông Jonh, Hai người đàn bà, Ở một thành phố yên tĩnh ...

Những nhân vật nữ trở nên biết hy sinh hơn và nhìn cuộc sống độ lượng hơn, cho dù họ phải hứng chịu những cay đắng và nỗi bất hạnh do đàn ông mang lại. Nhưng cho dù thế nào họ vẫn không thể sống thiếu đàn ông, họ luôn khao khát được yêu thương và trân trọng" - Khánh chia sẻ.

Lẽ thường, nếu không tiếp xúc với Khánh ở ngoài đời, với thời gian dài biết nhau chừng tám năm, cũng đủ thiết thân để chia sẻ cho nhau những chuyện ít dành cho người khác, qua các truyện ngắn Khánh viết, tôi sẽ mường tượng ra một người đàn bà ủy mị, gầy guộc, tha thướt, yểu điệu như nhân vật Lâm Đại Ngọc trong Hồng Lâu Mộng của Tào Tuyết Cần, chẳng biết làm gì hơn ngoài sướt mướt nước mắt vì những yêu đương dang dở, và cũng không cách nào hơn là trút hết tâm tình vào trang giấy cho vơi bớt cô đơn.

"...đêm đêm tôi nôn nao nhớ Kỳ, không cách nào cưỡng được, có hôm tôi làm thơ tặng anh, dù tôi nghĩ rằng anh đã quên mình. Có thể là tôi đã từng đau khổ mà không thốt lên lời. Tôi nhớ sự cô đơn anh đem đến cho tôi nhưng được lấp đầy ngay sau đó bằng hoan lạc..." (Tháng Năm vô vọng. T118)

Cái sự không thỏa mãn vì yêu, cứ buộc Khánh vào hết cuộc tình chán chường này sang vô vọng khác.

Nếu thế, có lẽ cũng hay hơn, để bạn đọc hi vọng rằng, trên đời còn ai đó sẵn sàng vắt kiệt nguồn sống vì tình.

"Tôi tin nàng sẽ ở lại bên tôi. Nhưng tôi bất lực. Tôi buồn bã. Tôi cuồng dại. Tôi chỉ biết trân trân nhìn theo nỗi ràng buộc êm ái đang đi khỏi thế giới tự do của tôi..." (Ràng buộc êm ái. T151)

Ấy thế nhưng, Cấn Vân Khánh mà tôi biết ngoài đời, là một người chẳng giống gì với những trang mà cô viết ra. Có thể, với tôi, nếu là một Di Li sắc sảo thông minh ít bị bản năng chi phối, thì Khánh lại mang một vẻ cương quyết rõ ràng lắm khi đến là khô khan, mọi thứ thì nên rành rẽ, không khoan nhượng với những giấu diếm lẩn khuất nhưng kì thực đó chỉ là lớp vỏ bảo vệ bên ngoài. Khánh ưa sống trong thế giới tâm tưởng của mình hơn. Và nếu cô đã nghĩ gì, thì ắt nhiên điều đó là đúng.

Đó là lẽ thường nhiên khi Cấn Vân Khánh ưa viết những giả dối, lừa đảo nhân danh chuyện yêu. Ngày trước, tôi từng ngần ngại không dám đọc chuyện tình của một ông già tóc bạc nằm liệt với con bé ô sin chưa qua tuổi mười bảy trong truyện ngắn Phía sau khe cửa, hay tình yêu sinh viên ngập ngụa trong cái nồi lều bều những sợi mì ở Điệp khúc mì tôm. Tôi cho rằng Khánh đã nhấn quá mạnh tay vào chuyện dục tình thiếu trong sạch.

Hai truyện ngắn trong những ngày sơ khởi viết của Cấn Vân Khánh như báo hiệu một thiên hướng văn chương tình mạnh bạo, không chừng sẽ gây ra những đợt sóng bão, nếu cứ nhân đà ấy, thế nhưng, Khánh lại ngừng không tiến lên thêm. Cho đến bây giờ, với tôi, đó vẫn là hai truyện mà Khánh viết tốt nhất.

2. Cảm tình nhất của tôi dành cho Khánh không bởi tài văn chương mà mỗi lần tôi kêu ca rằng sao Khánh viết truyện mới chẳng khác hơn so truyện cũ, kể cả với tập truyện Vết son trên môi anh này, vẫn văn phong chậm buồn tản mát ấy, vẫn đề tài yêu đương nhẹ bẫng chẳng thêm gì thú vị, lúc nào cũng là cảnh trai gái gặp nhau trong một hoàn cảnh nào đó, rồi ôm nhau và làm tình, sau đó sẽ vỡ ra một câu chuyện dối lừa nào đó. Đọc một truyện thì biết ngay truyện kế tiếp, đọc một câu sẽ hay cả truyện muốn nói điều gì.

Và rõ ràng, Khánh chẳng mấy khi chú ý đến việc gây dựng cái gọi là nghệ thuật ngôn từ riêng mình, dường như điều đó quá xa xỉ so với việc cần kể ra một câu chuyện dễ hiểu nào đó để độc giả có cái nhâm nhi thưởng thức... Khánh sẽ không phản đối, thậm chí còn hùa theo. Người viết ai chẳng yêu văn mình, Khánh cũng yêu những gì Khánh viết, nhưng yêu bằng việc hiểu thấu, và luôn biết đặt giá trị của mình đúng tầm, đúng chỗ.

Không có gì huyễn hoặc bản thân, với Khánh, viết văn là để sống, là có tiền nuôi bản thân và gia đình. Khánh dường như là nữ văn sĩ duy nhất tôi biết chẳng làm gì hơn ngoài viết văn. Văn in trên báo, lúc thì vì cảm hứng, lúc theo đơn đặt hàng. Vừa đủ tròm trèm cho một cuốn sách thì gom lại in tập truyện. Khánh không mấy hào hứng viết tiểu thuyết, vì có lần bảo không bổ từng chương mà in báo được, thế mà có lần hứng chí rủ Đặng Thiều Quang cùng viết chung một cuốn, may sao vụ đó không thành.

Chính vì Khánh không ảo tưởng, nên Khánh rõ ràng xác định các trang viết của mình là dành cho số đông. Có lẽ do thế, có thời gian sách của Cấn Vân Khánh luôn nằm trong số lượng bán chạy nhất của công ty Bách Việt, bên cạnh Trần Thu Trang.

Và Khánh nổi lên là một nhà văn nữ luôn ôm ấp viết nên những câu chuyện tình.

Tôi chưa khi nào thôi ngờ vực rằng, nếu Khánh thôi kể chuyện tình, thì khi ấy, chị cũng ngừng viết.

(Báo thethaovanhoa.vn giới thiệu 28/7/2013)

Việt Quỳnh

Thể thao & Văn hóa

Xem thêm
Thông tin tác giả
Thông tin chi tiết
Tác giả Lang Leav
Giá bìa 125.000 vnđ
Khối lượng 198.00 gam
Ngôn Ngữ Tiếng Việt
Kích thước 12 x 20 cm
Ngày phát hành 02/08/2019
Số trang 224
Cuoc-thi-review-sach-topsach.vn
Nhận xét từ bạn đọc
Đánh giá trung bình
4.5/5
star star star star star>
0 vote
GỬI NHẬN XÉT CỦA BẠN
  • Đánh giá của bạn về sản phẩm này:
  • Tiêu đề của nhận xét
Đăng nhập để nhận xét