Nghịch Lý Toàn Cầu Hóa - Vàng Và Hai Cô Gái
"Tác giả:
Người ta thường bảo toàn cầu hóa là xu hướng không thể tránh khỏi. Nhưng ông có nghĩ người dân, đặc biệt là người nghèo, phải được quyền chọn lựa cách sống chứ?
Paul Krugman - Nhà Kinh tế học đạt giải Nobel Kinh tế 2008, trả lời phỏng vấn của tác giả, tháng 5 năm 2009:
Tôi chưa bao giờ tin [toàn cầu hóa] là chuyện không thể tránh khỏi và chắc chắn không thể áp đặt. Nhưng người nghèo trên thế giới là người hưởng lợi lớn từ toàn cầu hóa, ít ra về mặt thương mại. Nghèo đói toàn cầu không phải là do thế giới ngày nay tạo ra và rõ ràng thương mại là yếu tố chính yếu giảm nhẹ nghèo đói."
***
Trước lúc Việt Nam gia nhập WTO, có thể nói toàn cầu hóa là một khái niệm thời thượng trong một thời gian dài, được phổ biến bởi các cuốn sách bán chạy như Thế giới phẳng, Chiếc Lexus và cây ôliu của Thomas Friedman. Ai cũng rao giảng về toàn cầu hóa như một liều thuốc thần kỳ hứa hẹn chữa hết mọi căn bệnh của nhân loại.
Nhưng cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã nổ ra vào năm 2008. Mọi giá trị được truyền bá bấy lâu bỗng chốc bị đảo ngược. Mặt trái của toàn cầu hóa, từng được phân tích trước đó nhưng ít thuyết phục được ai, nay bỗng bộc lộ rõ nét: lòng tham của giới tài chính, sự khai thác cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên bất kể ô nhiễm môi trường, việc chạy đua sản xuất hàng hóa để thỏa mãn nhu cầu được thổi phồng lên của người tiêu dùng - tất cả đã dẫn đến những loại bong bóng từ bất động sản đến tài sản tài chính. Và bỗng chốc không còn ai nhắc đến toàn cầu hóa với ý nghĩa như trước nữa.
"Toàn cầu hóa là tốt cho nền kinh tế? Toàn cầu hóa là có hại cho nền sản xuất còn non yếu của đất nước?". Được viết dưới dạng báo chí, các bài viết như một cuốn nhật ký ghi lại sự thăng trầm của toàn cầu hóa, sự trăn trở của con người khi cố gắng quay về các giá trị cũ và sự loay hoay đi tìm một mô hình phát triển mới bền vững hơn. Nội dung sách đi tìm câu trả lời cho một câu hỏi đã kéo dài suốt cả chục năm nay, kể từ khi Việt Nam khởi động quá trình gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đến bây giờ, khi Việt Nam cũng đang ráo riết đàm phán để tham gia Hiệp định Đối tác Kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Mời bạn đón đọc.
TT - "Con đường ăn theo suy nghĩ rất dễ, con đường tự mình chiêm nghiệm những vấn đề xã hội để tự mình rút ra những kết luận cho riêng mình mới khó.
Nhưng chính quá trình này đã giúp xã hội không rơi vào chỗ tù đọng, giúp Copernicus đưa ra lý thuyết Trái đất quay quanh Mặt trời...". Nhà báo Nguyễn Vạn Phú đã dẫn lại một ý trong bài viết của mình trên báo Tuổi Trẻ để giới thiệu tập sách mới của ông: Nghịch lý toàn cầu hóa - Vàng và hai cô gái (NXB Trẻ).
Sách là tập hợp các bài báo tác giả từng công bố, những lưu ý về việc độc lập suy nghĩ hay rập khuôn theo cái có sẵn chính là một "cái tứ" đắt giá khi nói về cách ứng xử với toàn cầu hóa ngay từ buổi đầu khi khái niệm này được lan tỏa trên nhiều quốc gia. Tập sách có phân nửa dung lượng đề cập các vấn đề của Việt Nam - từ những vấn đề rất thiết thân với chén cơm manh áo của người dân đến các góp ý, phân tích quý báu dành cho những nhà thiết kế chính sách: Các kiểu nợ xấu, Nhà nước trong thời toàn cầu hóa, Nội lực nằm ở cơ chế...; có cả những đề xuất có tính phản biện với các cách tiếp cận thông thường của chuyên gia kinh tế quốc tế, như bài "Từ bỏ tư duy đuổi kịp".
(Báo tuoitre.vn giới thiệu ngày 14/11/2013)
LAM ĐIỀN
Xem thêmTác giả | Nguyễn Vạn Phú |
---|---|
Nhà xuất bản | Nxb Trẻ |
Nhà phát hành | NXB Trẻ |
Giá bìa | 125.000 vnđ |
Khối lượng | 330.00 gam |
Ngôn Ngữ | Tiếng Việt |
Kích thước | 13 x 20.5 cm |
Ngày phát hành | 02/08/2019 |
Số trang | 280 |
- Đánh giá của bạn về sản phẩm này:
- Tiêu đề của nhận xét