Văn Hóa , Tôn Giáo , Tín Ngưỡng Việt Nam
Với thời gian đã mất
(Văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng Việt Nam dưới nhãn quan học giả Léopold Cadière, NXB Thuận Hóa)
TT - Hơn 630 trang sách hàm chứa nhiều ý kiến và nhận xét đặc sắc, Cadière đã dựng lên một bức tranh sinh động về văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng VN thể hiện qua những công trình kiến trúc vật thể cũng như lan tỏa trong tinh thần và cách hành xử của con người VN.
Người đọc có thể trở lại với thời gian đã mất để tìm thấy những tập tục, những sự kiện văn hóa, từ cấu trúc xây dựng cho thế giới người sống đến nơi an nghỉ rất đa dạng của người quá cố qua sự miêu tả độc đáo của Cadière:
“Tôn giáo người Việt, ở đây nên dùng số ít, cho ta cảm nhận y như khi ta lạc vào núi rừng Trường Sơn: đây đó những thân cây khổng lồ, đâm rễ đi tới đâu nào ai biết được, chúng đỡ nâng cả một vòm lá phủ tràn bóng mát; những cành cây sà xuống mặt đất, lại đâm rễ chằng chịt; dây leo tứ bề bò cây này sang cây khác, chẳng biết gốc rễ từ đâu, và cứ thế mãi như vô tận, chẳng bao giờ dứt; loài ngấy loài dum chen chúc đủ loại gai góc, chẳng biết đâu là đường đi lối vào; những chồi non mềm mại hiếm thấy, những bông hoa đại đóa rộng cánh kỳ lạ, có thứ phủ đầy mặt đất, có thứ điểm rộ tận chóp cây cao như cả một tàn lửa hoặc nhóm mình chen nở giữa hai nạng cây; nơi nơi là tinh lực, nơi nơi là nhựa sống phủ trùm, choáng ngợp...”.
Người đọc không chỉ hiểu biết thêm về lịch sử mà còn lập định cho tương lai một hướng phát triển bền vững trên cơ sở gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc VN.
Đó cũng chính là thông điệp của Cadière qua lời tự bạch của ông, rằng: “Tôi đã nghiên cứu lịch sử, xuyên qua các thế kỷ, đặc biệt là từ triều Nguyễn, và nhận thấy rằng đất nước VN, từ nguyên thủy, đã không ngừng nung nấu một ý hướng cao về phát triển và tiến bộ, đã miệt mài theo đuổi thực hiện ý hướng ấy với hào hùng can đảm và linh hoạt thích ứng vào từng hoàn cảnh trên con đường tiến bước của mình”.
Với thời gian đã mất
(Văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng Việt Nam dưới nhãn quan học giả Léopold Cadière, NXB Thuận Hóa)
TT - Hơn 630 trang sách hàm chứa nhiều ý kiến và nhận xét đặc sắc, Cadière đã dựng lên một bức tranh sinh động về văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng VN thể hiện qua những công trình kiến trúc vật thể cũng như lan tỏa trong tinh thần và cách hành xử của con người VN.
Người đọc có thể trở lại với thời gian đã mất để tìm thấy những tập tục, những sự kiện văn hóa, từ cấu trúc xây dựng cho thế giới người sống đến nơi an nghỉ rất đa dạng của người quá cố qua sự miêu tả độc đáo của Cadière:
“Tôn giáo người Việt, ở đây nên dùng số ít, cho ta cảm nhận y như khi ta lạc vào núi rừng Trường Sơn: đây đó những thân cây khổng lồ, đâm rễ đi tới đâu nào ai biết được, chúng đỡ nâng cả một vòm lá phủ tràn bóng mát; những cành cây sà xuống mặt đất, lại đâm rễ chằng chịt; dây leo tứ bề bò cây này sang cây khác, chẳng biết gốc rễ từ đâu, và cứ thế mãi như vô tận, chẳng bao giờ dứt; loài ngấy loài dum chen chúc đủ loại gai góc, chẳng biết đâu là đường đi lối vào; những chồi non mềm mại hiếm thấy, những bông hoa đại đóa rộng cánh kỳ lạ, có thứ phủ đầy mặt đất, có thứ điểm rộ tận chóp cây cao như cả một tàn lửa hoặc nhóm mình chen nở giữa hai nạng cây; nơi nơi là tinh lực, nơi nơi là nhựa sống phủ trùm, choáng ngợp...”.
Người đọc không chỉ hiểu biết thêm về lịch sử mà còn lập định cho tương lai một hướng phát triển bền vững trên cơ sở gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc VN.
Đó cũng chính là thông điệp của Cadière qua lời tự bạch của ông, rằng: “Tôi đã nghiên cứu lịch sử, xuyên qua các thế kỷ, đặc biệt là từ triều Nguyễn, và nhận thấy rằng đất nước VN, từ nguyên thủy, đã không ngừng nung nấu một ý hướng cao về phát triển và tiến bộ, đã miệt mài theo đuổi thực hiện ý hướng ấy với hào hùng can đảm và linh hoạt thích ứng vào từng hoàn cảnh trên con đường tiến bước của mình”.
VĂN CẦM HẢI
Dấu ấn thời gian
Lịch sử triết học Trung Quốc
(SGGP Ngày 21/04/2007)
Là bộ sách của tác giả Phùng Hữu Lan, do Lê Anh Minh dịch. Phùng Hữu Lan, người tiên phong thuộc trường phái Tân Nho gia, học giả, giáo sư Đại học Thanh Hoa (Bắc Kinh, Trung Quốc), giáo sư thỉnh giảng tại Princenton University, Columbia University (Hoa Kỳ), tác giả của những công trình quan trọng về lịch sử triết học và triết học Trung Quốc như: Trung Quốc triết học sử, Trung Quốc Triết học giản sử, Trinh nguyên lục thư, Trung Quốc triết học sử tân biên.
Dấu ấn thời gian
Lịch sử triết học Trung Quốc
(SGGP Ngày 21/04/2007)
Là bộ sách của tác giả Phùng Hữu Lan, do Lê Anh Minh dịch. Phùng Hữu Lan, người tiên phong thuộc trường phái Tân Nho gia, học giả, giáo sư Đại học Thanh Hoa (Bắc Kinh, Trung Quốc), giáo sư thỉnh giảng tại Princenton University, Columbia University (Hoa Kỳ), tác giả của những công trình quan trọng về lịch sử triết học và triết học Trung Quốc như: Trung Quốc triết học sử, Trung Quốc Triết học giản sử, Trinh nguyên lục thư, Trung Quốc triết học sử tân biên.
Sinh thời, ông luôn luôn tâm niệm một điều rằng: làm thế nào để truyền bá được tư tưởng triết học của Trung Quốc sang những quốc gia, những nền văn hóa khác. Và trong chừng mực nào đó, ông đã thỏa nguyện. Derk Bodde, dịch giả, nhà nghiên cứu văn hóa Trung Quốc, người sau này dịch các tác phẩm của Phùng Hữu Lan sang Anh ngữ và là học trò của ông đã tuyên tụng công trình của Phùng Hữu Lan: “Rất nhiều người chúng ta ở phương Tây có cái nhìn mà Trang Tử bảo là “ếch ngồi đáy giếng”, tức là xem cả thế giới bằng cái vòm trời qua miệng giếng. Khi chúng ta cho rằng cái di sản văn hóa Hy Lạp và La Mã vẫn là tiêu biểu của thế giới thì khoa học so sánh giữa các nền văn minh càng cần thiết hơn bao giờ hết, không chỉ để hiểu các nền văn hóa nước ngoài mà còn để hiểu chính chúng ta”. Nằm trong tâm thế ấy, nên khi bộ Trung Quốc triết học sử được ra mắt qua ấn bản Việt ngữ với tên gọi: Lịch sử triết học Trung Quốc quả thực là một nỗ lực đáng trân trọng. Và có lẽ, trong một chừng mực nào đó, chúng ta đã tìm được một chìa khóa để mở vào nền triết học Trung Quốc một cách cẩn trọng và chuẩn xác nhất - điều mà người Tây phương đã làm từ lâu. Một việc làm mà theo tôi là khá muộn, nhưng muộn còn hơn không, nhất là điều ấy lại bắt nguồn từ trong triết lý. LÊ TÂN
Ngày 14/09/2007 Nguyễn Thị Minh Ngọc và "Người đàn bà bị chồng bỏ”: "Chuyện đời tôi gay cấn hơn nhiều"
Ngày 14/09/2007 Nguyễn Thị Minh Ngọc và "Người đàn bà bị chồng bỏ”: "Chuyện đời tôi gay cấn hơn nhiều"
Ảnh: Huỳnh Minh Khánh
Ảnh: Huỳnh Minh Khánh
TT - Ký sự người đàn bà bị chồng bỏ có thể được xem là một cuốn sách "dốc hết ruột gan" của nhà văn - nghệ sĩ Nguyễn Thị Minh Ngọc, là những khoảng lặng riêng, sau rất nhiều năm tháng mà hình ảnh của chị tưởng như chỉ gắn với việc "diễn".
* Ký sự người đàn bà bị chồng bỏ được ghi là tiểu thuyết. Nhưng khi đọc thấy có dáng dấp của chính tác giả và có nhiều nhân vật có thể xem là "phiên bản" ngoài đời, còn sống đâu đây. Có thể xem đây là tự truyện hay "chuyện đời tự kể" của tác giả không?
- Phần một là chuyện của một cô diễn viên kịch nói, rồi chuyển sang diễn cải lương, sau đó cô phải đi diễn tấu hài, và cuối truyện cô tham gia một loại gần với nghệ thuật trình diễn. Phần hai là chuyện kể của khá nhiều phụ nữ khác, kẻ bỏ chồng, người bị chồng bỏ. Tôi không phải là Tôn Ngộ Không để có thể phân thân thành nhiều phụ nữ trong cuốn tiểu thuyết này. Nếu có thể viết tự truyện hay "chuyện đời tự kể" của chính mình, tôi tin là sẽ có nhiều yếu tố giật gân, gay cấn (hãy hiểu hai chữ này theo cách dùng của Bùi Giáng) hơn cuốn sách này nhiều.
* Như vậy, trong cuốn tiểu thuyết này có những chỗ mang "tính chất của sự thật" và liên quan đến "người thật việc thật"?
- Những lọ thủy tinh đựng những bào thai dị dạng và những phụ nữ chết vì thai trứng thì có thật. Tôi đã thấy ở Bệnh viện Từ Dũ trong thời gian vào viết và dựng cho bác sĩ, y tá ở đó. Vết xăm trong háng của bạn tôi là có thật dù trong bản sửa cuối tôi đã cho nhân vật cào đi và quên mình đã xăm gì (có thể tham khảo thêm ở bài "Vết xăm của Thịnh" đã đăng trên Tuổi Trẻ Chủ Nhật tháng 5-2006). Người đàn bà trần truồng đứng hát bài hát trước đây mình thường hát trước nhà hát thành phố này vào những năm sau 1975 là có thật. Có vài nhà văn đã viết thành truyện ngắn rồi, thậm chí một cô bạn của tôi còn muốn làm phim.
Có lúc tình cờ mà cô đào chánh của CLB Ba Thế Hệ, cô đạo diễn và... tôi lần lượt xuống tóc. Nhiều tin đồn mang tầm vĩ mô gán cho chuyện này. Các bạn sẽ thấy một chuyện tương tự nằm trong một vở diễn ở cuối truyện. Cô giáo dạy đạo diễn của tôi chết vì giao thông vào tháng 6-1989 và gia đình một người tác giả bạn tôi mất cũng vì giao thông vào cuối tháng 8-1988.
* Cuốn tiểu thuyết được khởi viết từ năm 1985, cho đến nay đã hơn 20 năm. Ðiều gì khiến chị gián đoạn, chậm rãi như thế? Trong khi đó có thể nói chị lúc nào cũng làm việc "tốc độ”. Có phải vì những trang viết của chính chị làm chị đau lòng, hay chị sợ làm đau lòng những người khác?
- Khoảng những năm tháng đó, tôi vướng phải một căn bệnh lạ lắm. Viết lúc ấy như một cách tự chữa bệnh cho mình. Ðến lúc tôi bị vào bệnh viện cấp cứu, mọi thứ ổn định hơn, rồi một nhân vật mà tôi đang mượn mẫu để viết trong đó lại bị chết bất đắc kỳ tử khiến tôi xếp tất cả lại.
Sau gần 20 năm, nhân vài người thân và bạn cũ ra đi trước tôi nhanh quá, tôi thấy mình có lỗi khi chưa tặng điều gì tử tế cho những người ấy, bèn soạn lại cuốn truyện này, viết một mạch phần hai. Một trùng hợp, cuối tháng tám năm nay, thời điểm cuốn sách được ra đời, cũng là lượt giỗ thứ 19 của gia đình bạn tôi.
* Trong văn chương vốn xem trọng yếu tố "lời sau lời". Nhưng dường như chị vẫn thích được là "người kể chuyện"?
-Tôi viết cuốn này để tặng, đúng hơn là để tạ lỗi, với những người... cõi âm, vì mình đã không chăm sóc họ đúng mức khi họ còn sống. Người âm thì không cần phải "câu khách" vì họ đang là chủ nhà; khách chỉ là chúng ta thôi. Chỉ mong những độc giả tri âm của mình sẽ kịp xem khi người viết và đọc chưa bước sang cõi ấy. Có lẽ với "người âm" được nghe một câu chuyện kể thì thú vị hơn chuyện mà bạn cho là "lời sau lời".
Tôi cũng không có nhu cầu phải chạy theo những kỹ thuật viết mới. Tôi chỉ chọn những cách viết nào có thể chia sẻ được những vấn đề hiện tại của những tâm hồn gần gũi với mình.
TRẦN NHÃ THỤY thực hiện
Xem thêmTác giả | Đỗ Trinh Huệ |
---|---|
Nhà xuất bản | Nxb Thuận Hóa |
Nhà phát hành | Thời Đại |
Giá bìa | 125.000 vnđ |
Khối lượng | 550.00 gam |
Ngôn Ngữ | Tiếng Việt |
Kích thước | 13x19 cm |
Ngày phát hành | 02/08/2019 |
Số trang | 636 |
- Đánh giá của bạn về sản phẩm này:
- Tiêu đề của nhận xét