Tiếp Thị Tại Sao Kim - Khai Thác Tính Nữ Trong Mỗi Người
Tiếp Thị Tại Sao Kim - Khai Thác Tính Nữ Trong Mỗi Người: Sao kim là hành tinh nơi mà các nghiên cứu định tính có giá trị hơn nghiên cứu định lượng. Vì sao vậy? Vì cư dân của sao Kim ít khi đưa ra các câu trả lời chính xác, đặc biệt trong các vấn đề nhạy cảm. Do đó, những người làm tiếp thị tại sao kim phải hông chỉ có khả ănng giải thích mà còn phải có thể dùng trực giác để nhận biết. Dữ liệu mềm sẽ thay thế dữ liệu cứng. Nếu chờ đợi một phản ứng nào từ các cư dân sao Kim, bạn sẽ luôn bị muộn. Bạn không thể chỉ hỏi họ, bạn phải mang lại cho họ cái gì đó trước khi họ hỏi về thứ ấy. Trong khi việc xây dựng nhãn hiệu là yếu tố tạo khác biệt của tiếp thị, công việc này tại Sao Kim đồng nghĩa với việc xây dựng uy tín. Không có cảm hứng, tình cảm và tinh hoa cho nhãn hiệu, các cư dân sao Kim sẽ không nhận ra uy tín, mà thiếu điều này họ sẽ khônh có lòng trung thành với nhãn hiệu đó. Mục Lục: Lời cảm ơn Lời nói đầu: Tiếp thị tại Sao Kim: loại hình tiếp thị theo trong bối cảnh kinh doanh Phần 1: Bối cảnh kinh doanh và thách thức Nguyên tắc # 1: Thay đổi Công nghệ thông tin truyền tải nhiều thông điệp cảm xúc hơn Nguyên tắc # 2: Khách hàng Hầu hết khách hàng trong thế giới tương tác này là những người có thiên hướng hay tính nữ Nguyên tắc # 3: Đối thủ cạnh tranh Hầu hết lợi thế cạnh tranh đều xuất phát từ ích lợi cảm xúc Nguyên tắc # 4: Cái gì Hiểu bếit sâu sắc về khách hàng là công cụ tốt nhất để tìm ra những nhu cầu ẩn giấu của họ Nguyên tắc # 5: Tại sao Hãy dùng trực giác, đừng chỉ dẫn giải Nguyên tắc # 6: Như thế nào Hãy chủ động đi trước, đừng chỉ phản ứng với tình thế
Phần 2: Chiến lược tạo dựng giá trị Nguyên tắc # 7: Nhãn hiệu Nhãn hiệu phải có sức thu hút Nguyên tắc # 8: Dịch vụ Sự thấu cảm có vai trò đáng kể trong dịch vụ Nguyên tắc # 9: Quy trình Gắn kết khách hàng của bạn vào quy trình kinh doanh
Nguyên tắc # 10: Phân đoạn thị trường Nhìn nhận thị trường của bạn một cách năng động, sử dụng phân đoạn vô hạn Nguyên tắc # 11: Xác định thị trường mục tiêu Đừng quên hướng vào trái tim Nguyên tắc # 12: Định vị Hãy giữ lời hứa Phần 3: Chiến thuật Nguyên tắc # 13: Khác biệt hóa Nội dung chỉ là cơ sở, bối cảnh mới là công thức tạo nên chiến thắng
Nguyên tắc # 14: Sản phẩm Sản phẩm và dịch vụ cần là một trải nghiệm Nguyên tắc # 15: Định giá Cách thức định giá phải đơn giản, dễ hiểu Nguyên tắc # 16: Phân phối Cộng đồng là kênh phân phối tốt nhất Nguyên tắc # 17: Quảng bá Trao đổi riêng tư là hình thức truyền thông hiệu quả nhất Nguyên tắc # 18: Bán hàng Quan hệ là chìa khoá dẫn tới bán hàng thành công. Mời bạn đón đọc.
(Thứ Bảy, 12/04/2008) Nghĩ về điện ảnh Việt từ 20 bài học điện ảnh
20 bài học điện ảnh (*) ghi chép lại từ những cuộc trò chuyện với 20 đạo diễn nổi tiếng thế giới, từ Hollywood đến châu Âu, châu Á.
Những vấn đề được đề cập không chỉ là của điện ảnh Hollywood hay điện ảnh châu Âu, mà bất ngờ thay, dường như nó trả lời cho cả câu hỏi: "Vì sao điện ảnh Việt Nam chưa cất cánh?".
Martin Scorsese - đạo diễn Mỹ với những bộ phim kinh điển như Taxi driver, The last temptation of Christ và gần đây là The Departed - nói về chuyện các sinh viên điện ảnh xin ông lời khuyên. "Tôi nghĩ rằng câu hỏi đầu tiên các bạn phải đặt ra khi có ý muốn làm phim là "Tôi có điều gì để nói hay không?". Đôi khi bạn chỉ cần có ý muốn truyền đạt một tình cảm hay cảm xúc, thế là đủ. Thế nhưng điều đó lại không đơn giản chút nào". Martin nhấn mạnh: "Phải biết điều mình nói" bởi ngày nay có quá nhiều đạo diễn làm phim nhưng chẳng có gì để nói, và thiếu dấu ấn cá nhân. Ông cũng đề cập vấn đề mà điện ảnh VN hôm nay đang đặt ra cùng câu hỏi: Làm phim, nhưng cho ai? Cho công chúng, hay cho bản thân đạo diễn?
Những đạo diễn khác như Woody Allen, Pedro Almodovar, Wim Wender, Takeshi Kitano, David Crodenberg, dù phim của họ thuộc dòng phim kén khán giả hay đông người xem, đều chung một đáp án: điện ảnh là cá nhân, làm phim chính trước tiên là vì bản thân đạo diễn, vì thông điệp mà đạo diễn muốn truyền tải, vì những trăn trở, thôi thúc xuất phát từ nội tâm của người làm phim. Ngay cả những đạo diễn làm phim ăn khách như Steven Spielberg, Alfred Hitcock làm phim cũng để thỏa mãn sở thích cá nhân, chỉ khác là sở thích ấy cũng là điều công chúng yêu thích.
Trong khi đó, đạo diễn Vương Gia Vệ khẳng định công chúng chính là lý do mà ông muốn làm phim, bởi ông "luôn nghĩ đến niềm thích thú của người xem nó”. Thế nhưng dù cũng đồng tình "Bạn phải làm phim mà bạn muốn xem, chứ không phải làm bộ phim mà công chúng muốn xem", đạo diễn làm phim độc lập nổi tiếng Lars Von Trier cũng không quên nhắc nhở: "Tất nhiên ý niệm công chúng thường gắn với vấn đề kinh tế. Và không đạo diễn nào có thể làm lơ trước vấn đề này, vì làm phim là tốn kém. Nếu doanh thu quá kém so với chi phí thì có thể bạn sẽ không tiếp tục làm phim được nữa".
Học làm phim ở đâu và như thế nào? Bất ngờ thay, câu trả lời - dù của một đạo diễn Mỹ làm phim thể nghiệm đậm dấu ấn cá nhân nhưng ít người xem như David Lynch, hay đạo diễn chuyên dòng phim tâm lý người Tây Ban Nha với những thành công vang dội tại các giải thưởng điện ảnh quốc tế như Pedro Almodovar, hay của đạo diễn bậc thầy về hình ảnh của Pháp như Jean-Pierre Jeunet, hay đạo diễn của thể loại phim hành động người Hong Kong Ngô Vũ Sâm, hay đạo diễn tiêu biểu của dòng Làn sóng mới của điện ảnh Pháp Jean-Luc Godard - cũng đều như nhau: muốn làm phim, hãy làm phim!
Rất nhiều trong số các đạo diễn nổi tiếng trong cuốn sách này đều tiết lộ kiến thức về điện ảnh của họ được rút ra từ kinh nghiệm đi làm chân phụ trong các đoàn phim, từ những bộ phim mà họ xem - kể cả những bộ phim tồi tệ như cách anh em nhà Coen (vừa đoạt Oscar 2008 đạo diễn xuất sắc nhất) chia sẻ, từ những cuốn sách điện ảnh mà họ đọc. Câu trả lời có vẻ đơn giản và rất đỗi đương nhiên lại mang nhiều ý nghĩa nếu nhìn vào cách đào tạo tại các trường điện ảnh VN, nơi mà sinh viên được học lý thuyết nhiều hơn thực hành, suốt ba bốn năm học làm phim cũng chỉ làm được ba bốn bộ phim ngắn, giáo trình về điện ảnh thì ít ỏi và việc xem phim để nâng cao kiến thức cũng như để giải trí hầu như hiếm hoi.
20 bài học điện ảnh còn gợi mở về các chỉ đạo diễn xuất với diễn viên, các nhìn nhận về quan điểm viết kịch bản và làm phim, về suy nghĩ của người làm phim khi đứng trước các lựa chọn trên trường quay. Cuốn sách có vẻ như dành cho giới chuyên môn, nhưng ngay cả những người ngoại đạo vẫn có thể tích lũy kiến thức để hiểu hơn về điện ảnh, về công tác làm phim, mà từ đó có thể chia sẻ cũng như đòi hỏi cao hơn từ những nhà làm phim trong nước.
Phan Xi Nê (Theo Báo Tuổi Trẻ)
(Thứ Bảy, 12/04/2008) Nghĩ về điện ảnh Việt từ 20 bài học điện ảnh
20 bài học điện ảnh (*) ghi chép lại từ những cuộc trò chuyện với 20 đạo diễn nổi tiếng thế giới, từ Hollywood đến châu Âu, châu Á.
Những vấn đề được đề cập không chỉ là của điện ảnh Hollywood hay điện ảnh châu Âu, mà bất ngờ thay, dường như nó trả lời cho cả câu hỏi: "Vì sao điện ảnh Việt Nam chưa cất cánh?".
Martin Scorsese - đạo diễn Mỹ với những bộ phim kinh điển như Taxi driver, The last temptation of Christ và gần đây là The Departed - nói về chuyện các sinh viên điện ảnh xin ông lời khuyên. "Tôi nghĩ rằng câu hỏi đầu tiên các bạn phải đặt ra khi có ý muốn làm phim là "Tôi có điều gì để nói hay không?". Đôi khi bạn chỉ cần có ý muốn truyền đạt một tình cảm hay cảm xúc, thế là đủ. Thế nhưng điều đó lại không đơn giản chút nào". Martin nhấn mạnh: "Phải biết điều mình nói" bởi ngày nay có quá nhiều đạo diễn làm phim nhưng chẳng có gì để nói, và thiếu dấu ấn cá nhân. Ông cũng đề cập vấn đề mà điện ảnh VN hôm nay đang đặt ra cùng câu hỏi: Làm phim, nhưng cho ai? Cho công chúng, hay cho bản thân đạo diễn?
Những đạo diễn khác như Woody Allen, Pedro Almodovar, Wim Wender, Takeshi Kitano, David Crodenberg, dù phim của họ thuộc dòng phim kén khán giả hay đông người xem, đều chung một đáp án: điện ảnh là cá nhân, làm phim chính trước tiên là vì bản thân đạo diễn, vì thông điệp mà đạo diễn muốn truyền tải, vì những trăn trở, thôi thúc xuất phát từ nội tâm của người làm phim. Ngay cả những đạo diễn làm phim ăn khách như Steven Spielberg, Alfred Hitcock làm phim cũng để thỏa mãn sở thích cá nhân, chỉ khác là sở thích ấy cũng là điều công chúng yêu thích.
Trong khi đó, đạo diễn Vương Gia Vệ khẳng định công chúng chính là lý do mà ông muốn làm phim, bởi ông "luôn nghĩ đến niềm thích thú của người xem nó”. Thế nhưng dù cũng đồng tình "Bạn phải làm phim mà bạn muốn xem, chứ không phải làm bộ phim mà công chúng muốn xem", đạo diễn làm phim độc lập nổi tiếng Lars Von Trier cũng không quên nhắc nhở: "Tất nhiên ý niệm công chúng thường gắn với vấn đề kinh tế. Và không đạo diễn nào có thể làm lơ trước vấn đề này, vì làm phim là tốn kém. Nếu doanh thu quá kém so với chi phí thì có thể bạn sẽ không tiếp tục làm phim được nữa".
Học làm phim ở đâu và như thế nào? Bất ngờ thay, câu trả lời - dù của một đạo diễn Mỹ làm phim thể nghiệm đậm dấu ấn cá nhân nhưng ít người xem như David Lynch, hay đạo diễn chuyên dòng phim tâm lý người Tây Ban Nha với những thành công vang dội tại các giải thưởng điện ảnh quốc tế như Pedro Almodovar, hay của đạo diễn bậc thầy về hình ảnh của Pháp như Jean-Pierre Jeunet, hay đạo diễn của thể loại phim hành động người Hong Kong Ngô Vũ Sâm, hay đạo diễn tiêu biểu của dòng Làn sóng mới của điện ảnh Pháp Jean-Luc Godard - cũng đều như nhau: muốn làm phim, hãy làm phim!
Rất nhiều trong số các đạo diễn nổi tiếng trong cuốn sách này đều tiết lộ kiến thức về điện ảnh của họ được rút ra từ kinh nghiệm đi làm chân phụ trong các đoàn phim, từ những bộ phim mà họ xem - kể cả những bộ phim tồi tệ như cách anh em nhà Coen (vừa đoạt Oscar 2008 đạo diễn xuất sắc nhất) chia sẻ, từ những cuốn sách điện ảnh mà họ đọc. Câu trả lời có vẻ đơn giản và rất đỗi đương nhiên lại mang nhiều ý nghĩa nếu nhìn vào cách đào tạo tại các trường điện ảnh VN, nơi mà sinh viên được học lý thuyết nhiều hơn thực hành, suốt ba bốn năm học làm phim cũng chỉ làm được ba bốn bộ phim ngắn, giáo trình về điện ảnh thì ít ỏi và việc xem phim để nâng cao kiến thức cũng như để giải trí hầu như hiếm hoi.
20 bài học điện ảnh còn gợi mở về các chỉ đạo diễn xuất với diễn viên, các nhìn nhận về quan điểm viết kịch bản và làm phim, về suy nghĩ của người làm phim khi đứng trước các lựa chọn trên trường quay. Cuốn sách có vẻ như dành cho giới chuyên môn, nhưng ngay cả những người ngoại đạo vẫn có thể tích lũy kiến thức để hiểu hơn về điện ảnh, về công tác làm phim, mà từ đó có thể chia sẻ cũng như đòi hỏi cao hơn từ những nhà làm phim trong nước.
Phan Xi Nê (Theo Báo Tuổi Trẻ)
Xem thêmTác giả | Hermawan Kartajaya |
---|---|
Nhà xuất bản | Nxb Lao động - Xã hội |
Nhà phát hành | Alpha books |
Giá bìa | 125.000 vnđ |
Khối lượng | 400.00 gam |
Ngôn Ngữ | Tiếng Việt |
Kích thước | 14,5x20,5 cm |
Ngày phát hành | 02/08/2019 |
Số trang | 328 |
- Đánh giá của bạn về sản phẩm này:
- Tiêu đề của nhận xét