Số Phận Một Con Người
Ở lưng chừng thời gian
(Tiểu thuyết của David Bergen - Nhã Nam và NXB Văn Học)
TT - Chuyến đi của Ada và Jon từ miền tây bắc Canada hoang vắng và cằn cỗi đến Đà Nẵng tìm cha đã trở thành một cuộc du hành kỳ lạ vào một thời gian không thể xác định là hôm qua hay hôm nay, đã mất hay đang hiện hữu.
Hai chị em Ada đã đến một thành phố VN vừa sôi động dửng dưng của những năm cuối 1990 để tìm thấy tuổi trẻ đầy day dứt, ám ảnh của cha mình - Charles Boatman - một anh lính Mỹ từng tham gia chiến tranh VN và bắn chết một em bé trong một trận càn. Ở đó, trong niềm tuyệt vọng mơ hồ về cái chết của người cha, trong nỗi đau dịu dàng của một tình yêu không nắm bắt được,
Ở lưng chừng thời gian
(Tiểu thuyết của David Bergen - Nhã Nam và NXB Văn Học)
TT - Chuyến đi của Ada và Jon từ miền tây bắc Canada hoang vắng và cằn cỗi đến Đà Nẵng tìm cha đã trở thành một cuộc du hành kỳ lạ vào một thời gian không thể xác định là hôm qua hay hôm nay, đã mất hay đang hiện hữu.
Hai chị em Ada đã đến một thành phố VN vừa sôi động dửng dưng của những năm cuối 1990 để tìm thấy tuổi trẻ đầy day dứt, ám ảnh của cha mình - Charles Boatman - một anh lính Mỹ từng tham gia chiến tranh VN và bắn chết một em bé trong một trận càn. Ở đó, trong niềm tuyệt vọng mơ hồ về cái chết của người cha, trong nỗi đau dịu dàng của một tình yêu không nắm bắt được, Ada và Jon đã khám phá một thế giới khác, một chiều kích khác của không gian, một dòng chảy khác của thời gian.
Họ đã phải đối mặt với một thực tế: cha họ đã quay lại đây, sau 30 năm, để sám hối, để tìm sự thanh thản cuối cùng trong cuộc đời, và để chết. Cái chết tự chọn ngoài khơi biển Đà Nẵng, sau rất nhiều day dứt, ăn năn, sau nhiều đêm ác mộng và sau nhiều cuộc tìm kiếm tình yêu một cách tuyệt vọng. Cùng với sự chấp nhận cái chết của người cha, tình yêu của Ada với họa sĩ Hoàng Vũ và những ám ảnh của cha cô từ cuốn tiểu thuyết chiến tranh của nhà văn Đặng Thọ đã khiến những cảm nhận của Ada về xứ sở xa lạ này trở nên da diết hơn, máu thịt hơn.
Những câu chuyện về “hội chứng VN” của các cựu binh Mỹ không còn mới mẻ và xa lạ trên văn đàn, nhưng David Bergen - một nhà văn Canada từng có ba năm rưỡi sống và dạy học ở Thái Lan và VN - với cái nhìn vừa thi vị vừa hơi có vẻ hài hước của mình, mang đến Ở lưng chừng thời gian một nỗi buồn đẹp đẽ và tinh tế, ẩn sau những câu chuyện dữ dội, thậm chí mang màu sắc bạo lực hay nhuốm mùi chính trị. Có thể hiểu được vì sao nó đã trở thành một trong những cuốn sách bán chạy nhất ở Canada và Mỹ năm 2005 và được coi là tiểu thuyết hay nhất về VN thời hậu chiến.
THU HÀ
“Mùi hương” hay cái đẹp và sự hủy diệt
(SGGP Ngày 16/05/2007)
Khó có thể xếp Mùi hương (NXB Văn Học phối hợp cùng Công ty Nhã Nam thực hiện) của nhà văn Đức Patrick Suskind vào một thể loại văn học nào. Theo như giới thiệu, cuốn sách này là “câu trả lời của văn học châu Âu với dòng văn học lãng mạn huyền ảo Mỹ Latinh”. Thế nhưng cuốn sách lại không đơn giản như chính nó tự nhận, câu truyện là một sự pha trộn giữa nhiều thể loại. Có một chút trinh thám, rồi lại thấm đẫm hương vị quảng bá nghề pha chế hương thơm của châu Âu vào thế kỷ 18. Mãnh liệt của một chuyện tình, ma quái như một tiểu thuyết kinh dị nhưng lại đồng thời không thiếu chất hiện thực xã hội và cuối cùng điểm nhấn kết thúc của cuốn sách lại mang nặng chất triết lý cuộc sống. Phức tạp như vậy nhưng đúng như các nhà phê bình thế giới đã nhận xét, Patrick Suskind đúng là một thầy phù thủy khi đã nhào nặn và biến đống hổ lốn đó thành một tác phẩm văn học đầy ấn tượng. Câu chuyện xoay quanh nhân vật chính Jean-Baptiste Grenouille, một thiên tài về cảm nhận mùi, cũng là kẻ được coi là “bệnh hoạn nhất trong những kẻ bệnh hoạn”. Grenouille sinh ra trong một bi kịch xã hội, nhờ một sự may mắn mà gã đã được cứu sống thay vì chịu kết cục bị bỏ chết như bốn người chị em khác trước đó. Nhưng đi kèm với sự sống là cái chết của mẹ gã và như một định mệnh, tất cả những ai gắn liền với Grebouille đều chịu những kết cục bi thảm. Tác giả đã xây dựng nên một Jean-Baptiste Grenouille ở đỉnh cao của sự cô độc. Không bạn bè, không người thân, thậm chí ngay cả tư cách là một con người “có mùi như mọi người” gã cũng không có. Trong cái nhà tù khủng khiếp của sự cô độc đó, Grenouille chỉ có một bấu víu cuối cùng, đó chính là cái mũi siêu phàm của gã, cái mũi giúp gã nhìn ra cả một thế giới mà không ai nhìn thấy, thế giới của mùi hương. Ở thế giới đó, Grenouille là vị hoàng đế độc tôn, mạnh nhất, cao quý nhất. Và chỉ có cái thế giới đó mới cho gã một tình yêu thật sự, một ham muốn thực sự và trên hết là cả một lý tưởng. Lý tưởng đi tìm một mùi thơm có “vẻ đẹp hoàn mỹ” nhất. Và ước mơ đó đã tạo nên một bi kịch khủng khiếp khi gã khám phá ra rằng cái mùi thơm đó chỉ có ở các nàng trinh nữ mới lớn. Chính ở đây ý niệm về cái đẹp và sự hủy diệt đan chéo nhau gây cho người đọc một cảm giác choáng ngợp đến bàng hoàng. Để có được mùi thơm của hoa, người ta phải nghiền nát những cánh hoa, đun sôi, ép chặt và đến khi không còn mùi thơm nữa thì những cách hoa cũng chỉ còn là những mảnh vụn nát bét. Và với gã, những con người mang mùi thơm lý tưởng cũng như những cánh hoa đó, cũng cần phải làm như thế để rút ra được mùi thơm, cái mà đối với gã mới là điều quan trọng nhất. Kể từ đó đối với tất cả xã hội gã trở thành một con ác quỷ với cái cách mà hắn dùng để lấy mùi thơm từ các nàng trinh nữ, một điều mà hắn không sao hiểu được khi với hoa thì bình thường còn với người lại không được “điều quan trọng chỉ là mùi thơm thôi mà” Grenouille đã ngạc nhiên nhận định. Cái đẹp của tội ác, một nhận định mâu thuẫn khi đã là tội ác thì không thể đẹp nhưng đối với Jean-Baptiste Grenouille đó lại là nhận định hợp lý nhất. Tội ác chỉ có với con người, Jean-Baptiste Grenouille chưa bao giờ là một con người đúng nghĩa, từ tâm hồn đến thể xác. Chính vì thế những hành động của gã đối với mọi người là tội ác nhưng đối với chính gã lại là đỉnh cao của cái đẹp. Nhà văn Patrick Suskind đã kết thúc cuốn sách theo cách vừa đẹp lại vừa kinh dị. Jean-Baptiste Grenouille sẽ sống với thế giới phù du nhưng đầy mạnh mẽ của gã một cách vô tư, hạnh phúc nhất nếu gã không cố trở thành một con người. Và khi đã dần trở thành một con người thì tất cả những gì tươi đẹp, lý tưởng nhất đối với gã trước đây lại trở thành một cơn ác mộng, ác mộng của tội ác như nó vốn dĩ là vậy với mọi người. Ám ảnh, mãnh liệt, bất ngờ, tất cả làm nên một câu chuyện đầy tính nhân bản về giá trị của cái gọi là “vẻ đẹp hoàn mỹ”. Jean-Baptiste Grenouille là một “vẻ đẹp hoàn mỹ”, vẻ đẹp tuyệt đối của mùi hương. Thế nhưng, nếu cái đẹp đó không chứa trong nó một trái tim con người thì vẻ đẹp đó cũng chẳng khác gì một tội ác tột cùng.
“Mùi hương” hay cái đẹp và sự hủy diệt
(SGGP Ngày 16/05/2007)
Khó có thể xếp Mùi hương (NXB Văn Học phối hợp cùng Công ty Nhã Nam thực hiện) của nhà văn Đức Patrick Suskind vào một thể loại văn học nào. Theo như giới thiệu, cuốn sách này là “câu trả lời của văn học châu Âu với dòng văn học lãng mạn huyền ảo Mỹ Latinh”. Thế nhưng cuốn sách lại không đơn giản như chính nó tự nhận, câu truyện là một sự pha trộn giữa nhiều thể loại. Có một chút trinh thám, rồi lại thấm đẫm hương vị quảng bá nghề pha chế hương thơm của châu Âu vào thế kỷ 18. Mãnh liệt của một chuyện tình, ma quái như một tiểu thuyết kinh dị nhưng lại đồng thời không thiếu chất hiện thực xã hội và cuối cùng điểm nhấn kết thúc của cuốn sách lại mang nặng chất triết lý cuộc sống. Phức tạp như vậy nhưng đúng như các nhà phê bình thế giới đã nhận xét, Patrick Suskind đúng là một thầy phù thủy khi đã nhào nặn và biến đống hổ lốn đó thành một tác phẩm văn học đầy ấn tượng. Câu chuyện xoay quanh nhân vật chính Jean-Baptiste Grenouille, một thiên tài về cảm nhận mùi, cũng là kẻ được coi là “bệnh hoạn nhất trong những kẻ bệnh hoạn”. Grenouille sinh ra trong một bi kịch xã hội, nhờ một sự may mắn mà gã đã được cứu sống thay vì chịu kết cục bị bỏ chết như bốn người chị em khác trước đó. Nhưng đi kèm với sự sống là cái chết của mẹ gã và như một định mệnh, tất cả những ai gắn liền với Grebouille đều chịu những kết cục bi thảm. Tác giả đã xây dựng nên một Jean-Baptiste Grenouille ở đỉnh cao của sự cô độc. Không bạn bè, không người thân, thậm chí ngay cả tư cách là một con người “có mùi như mọi người” gã cũng không có. Trong cái nhà tù khủng khiếp của sự cô độc đó, Grenouille chỉ có một bấu víu cuối cùng, đó chính là cái mũi siêu phàm của gã, cái mũi giúp gã nhìn ra cả một thế giới mà không ai nhìn thấy, thế giới của mùi hương. Ở thế giới đó, Grenouille là vị hoàng đế độc tôn, mạnh nhất, cao quý nhất. Và chỉ có cái thế giới đó mới cho gã một tình yêu thật sự, một ham muốn thực sự và trên hết là cả một lý tưởng. Lý tưởng đi tìm một mùi thơm có “vẻ đẹp hoàn mỹ” nhất. Và ước mơ đó đã tạo nên một bi kịch khủng khiếp khi gã khám phá ra rằng cái mùi thơm đó chỉ có ở các nàng trinh nữ mới lớn. Chính ở đây ý niệm về cái đẹp và sự hủy diệt đan chéo nhau gây cho người đọc một cảm giác choáng ngợp đến bàng hoàng. Để có được mùi thơm của hoa, người ta phải nghiền nát những cánh hoa, đun sôi, ép chặt và đến khi không còn mùi thơm nữa thì những cách hoa cũng chỉ còn là những mảnh vụn nát bét. Và với gã, những con người mang mùi thơm lý tưởng cũng như những cánh hoa đó, cũng cần phải làm như thế để rút ra được mùi thơm, cái mà đối với gã mới là điều quan trọng nhất. Kể từ đó đối với tất cả xã hội gã trở thành một con ác quỷ với cái cách mà hắn dùng để lấy mùi thơm từ các nàng trinh nữ, một điều mà hắn không sao hiểu được khi với hoa thì bình thường còn với người lại không được “điều quan trọng chỉ là mùi thơm thôi mà” Grenouille đã ngạc nhiên nhận định. Cái đẹp của tội ác, một nhận định mâu thuẫn khi đã là tội ác thì không thể đẹp nhưng đối với Jean-Baptiste Grenouille đó lại là nhận định hợp lý nhất. Tội ác chỉ có với con người, Jean-Baptiste Grenouille chưa bao giờ là một con người đúng nghĩa, từ tâm hồn đến thể xác. Chính vì thế những hành động của gã đối với mọi người là tội ác nhưng đối với chính gã lại là đỉnh cao của cái đẹp. Nhà văn Patrick Suskind đã kết thúc cuốn sách theo cách vừa đẹp lại vừa kinh dị. Jean-Baptiste Grenouille sẽ sống với thế giới phù du nhưng đầy mạnh mẽ của gã một cách vô tư, hạnh phúc nhất nếu gã không cố trở thành một con người. Và khi đã dần trở thành một con người thì tất cả những gì tươi đẹp, lý tưởng nhất đối với gã trước đây lại trở thành một cơn ác mộng, ác mộng của tội ác như nó vốn dĩ là vậy với mọi người. Ám ảnh, mãnh liệt, bất ngờ, tất cả làm nên một câu chuyện đầy tính nhân bản về giá trị của cái gọi là “vẻ đẹp hoàn mỹ”. Jean-Baptiste Grenouille là một “vẻ đẹp hoàn mỹ”, vẻ đẹp tuyệt đối của mùi hương. Thế nhưng, nếu cái đẹp đó không chứa trong nó một trái tim con người thì vẻ đẹp đó cũng chẳng khác gì một tội ác tột cùng.
TƯỜNG VY
Xem thêmTác giả | Lý Xương Bình |
---|---|
Nhà xuất bản | Nxb Hội Nhà Văn |
Nhà phát hành | Phương Nam |
Giá bìa | 125.000 vnđ |
Khối lượng | 570.00 gam |
Ngôn Ngữ | Tiếng Việt |
Kích thước | 14.5x20.5 cm |
Ngày phát hành | 02/08/2019 |
Số trang | 562 |
- Đánh giá của bạn về sản phẩm này:
- Tiêu đề của nhận xét