Sinh Thái Môi Trường Đất

Sinh Thái Môi Trường Đất

Sinh Thái Môi Trường Đất Lượt xem: 430 người
Sách Chuyên Ngành, Sách khoa học kỹ thuật, Sách ngành môi trường
Sinh Thái Môi Trường Đất 0 Vote
Thông tin tác giả GS.TSKH. Lê Huy Bá GS.TSKH. Lê Huy Bá Vào trang riêng của tác giả Xem tất cả các sách của tác giả Sinh Thái Môi Trường Đất: Quan điểm xuyên suốt cuốn sách này là xem đất như một "cơ thể sống" với quá trình phát sinh, phát triển, hưng thịnh và suy vong. Mặt khác, đất vừa là một thành phần của môi trường sinh thái chung, lại vừa là một môi trường hoàn chỉnh với đầy đủ các thành phần, nhân tố, cấu trúc, hoạt động... nên nó cũng được xem như "môi trường thành phần". Trên quan điểm đó, qua cuốn sách này, tác giả muốn gửi đến độc giả những phác hoạ về phương diện sinh thái môi trường của đất. Nội dung được giới thiệu tập trung vào thành phần vật chất không sống, hữu cơ, vô cơ, sinh vật và đa dạng sinh học, quá trình hoạt động sống của quần xã sinh vật trong mối liên hệ bên trong và  bên ngoài, trong mối tương tác với môi trường không khí, môi trường nước, hệ động thực vật, vi sinh vật, con người, khả năng tiếp nhận và phản ứng lại những tác động vào nó... cũng như những biểu hiện ô nhiễm, suy thoái và khả năng tự làm sạch của cả hệ sinh thái môi trường đất. Môi trường toàn cầu được tạo bởi sinh quyển, khí quyển, địa quyển. Môi trường sinh thái (MTST) đất trong phạm vi rộng các quyển, thì được gọi là địa quyển. Trong phạm vi hạn hẹp và cụ thể hơn thì nó lại được gọi là Môi trường đất, với một danh từ thông dụng: "Soil Environment". Môi trường đất có hai chức năng: bản thân nó là một môi trường hoàn chỉnh, đúng nghĩa theo của MTST, mặt khác, nó cũng là một thành phần của MTST chung rộng lớn hơn. Nó là môi trường sinh thái hoàn chỉnh vì trong bản thân nó có đầy đủ các nhân tố cấu trúc nên một hệ môi trường sinh thái. Nghĩa là, nó có đầy đủ phần môi trường vật lý, đa dạng sinh học, có sự phát sinh phát triển và chết. MTST đất có cc1 phần tử vô sinh bao gồm các hạt nhỏ, chúng được sắp xếp theo một thứ tự nhất định được gọi là cấu trúc của đất. Ta có thể coi là hạt vật chất này như là "xương thịt" của một cơ thể đất. Các hạt vật chất nhỏ bé có những chức năng riêng của nó. Ví dụ, hạt keo đất có tính đặc thù: mang điện, hấp thụ vật chất, trao đổi thức ăn, giữ thức ăn cho sinh vật. Có thể coi keo đất như là "quả tim" của cơ thể sống đất. Trong cơ thể đó lại có dung dịch, đất, đóng vai trò quan trọng vận chuyển thức ăn, điều hoà thân nhiệt, hoà tan vật chất, liên kết hữu cơ và vô cơ... Bởi vậy, người ta ví nước trong đất như là máu trong cơ thể. Trong các khoảng không của cấu trúc cơ thể đất có không khí lưu thông. Hiển nhiên là có sự trao đổi không khí từ môi trường đất ra ra bên ngoài với thành phần không khí của khí quyển. Sự "thở" của đất cũng diễn ra như bất kỳ một MTST nào, nó phụ thuộc vào thân nhiệt và sự có mặt của chủng loại và số lượng các sinh vật, vi sinh vật trong một MTST đất. Mục Lục: Lời nói đầu Phần A: Môi trường đất cơ thể sống Chương 1: Những khái niệm chung Chương 2: Quá trình hình thành môi trường đất. Phần B: Thành phần phi sinh vật trong môi trường sinh thái đất Chương 3: Cấp hạt và cấu trúc - thịt và xương, nhiệt năng, thân nhiệt của môi trường đất Chương 4: Pha khí, pha nước, sự hô hấp trao đổi khí và nước trong môi trường sinh thái đất Chương 5: Keo đất, trung tâm hoạt động sống của sinh thái môi trường đất Chương 6: Dung dịch đất - máu của môi trường sinh thái đất Chương 7: Động vật, thực vật và vi sinh vật trong môi trường sinh thái đất Chương 8: Chu trình vật chất trong môi trường sinh thái đất Chương 9: Năng lượng và chuyển hoá năng lượng trong môi trường sinh thái đất Chương 10: Phân giải chất hữu cơ và tạo mùn trong môi trường sinh thái đất. Phần D: Thoái hoá sinh thái môi trường đất Chương 11: Xói mòn đất, quá trình laterit trong MTST đất Chương 12: Chất độc trong môi trường sinh thái đất Chương 13: Ô nhiễm môi trường đất do chất thải nông nghiệp và công nghiệp Chương 14: Ô nhiễm môi trường sinh thái đất do chất thải đô thị Chương 15: Ô nhiễm môi trường sinh thái đất do thiên nhiên và do tác nhân sinh học Chương 16: Ô nhiễm dầu môi trường đất Chương 17: Khả năng tự làm sạch môi trường sinh thái đất. Mời bạn đón đọc. Xem thêm
Thông tin tác giả
Thông tin chi tiết
Tác giả GS.TSKH. Lê Huy Bá
Nhà xuất bản Nxb Đại học Quốc gia TPHCM
Nhà phát hành Thành Nghĩa
Giá bìa 125.000 vnđ
Khối lượng 320.00 gam
Ngôn Ngữ Tiếng Việt
Kích thước 14,5x20,5 cm
Ngày phát hành 02/08/2019
Số trang 304
Cuoc-thi-review-sach-topsach.vn
Nhận xét từ bạn đọc
Đánh giá trung bình
4.5/5
star star star star star>
0 vote
GỬI NHẬN XÉT CỦA BẠN
  • Đánh giá của bạn về sản phẩm này:
  • Tiêu đề của nhận xét
Đăng nhập để nhận xét