Phê Phán Năng Lực Phán Đoán (Mỹ Học Và Mục Đích Luận) - Tủ Sách Tinh Hoa Tri Thức Thế Giới
Click để xem bìa sau

Phê Phán Năng Lực Phán Đoán (Mỹ Học Và Mục Đích Luận) - Tủ Sách Tinh Hoa Tri Thức Thế Giới

Tác giả: Immanuel Kant
Phê Phán Năng Lực Phán Đoán (Mỹ Học Và Mục Đích Luận) - Tủ Sách Tinh Hoa Tri Thức Thế Giới Lượt xem: 230 người
Sách Chuyên Ngành, Sách triết học, Triết học phương Tây
Phê Phán Năng Lực Phán Đoán (Mỹ Học Và Mục Đích Luận) - Tủ Sách Tinh Hoa Tri Thức Thế Giới 0 Vote

Phê Phán Năng Lực Phán Đoán (Mỹ Học Và Mục Đích Luận): Kết thúc công cuộc phê phán lý tính của Kant, vừa có chức năng hệ thống như là cầu nối giữa lý thuyết và thực hành, vừa có chức năng nhiên cứu về hai lĩnh vực mới mẻ: mỹ học và mục đích luận về tự nhiên. Lần đầu tiên được dịch, giới thiệu và chú giải cặn kẽ. Do chủ đề và chất liệu nghiên cứu, quyển phê phán thứ ba này bộc lộ rõ hơn những nét tài hoa của Kant. Xin bạn đọc hãy cầm lấy quyển sách, đọc và thưởng thức nó như một công trình nghệ thuật vì tác giả, quả đã "góp nhặt cát đá" để xây nên cả một toà Kim ốc. Triết học, nghệ thuật, tự nhiên vốn có duyên kỳ ngộ. Có khi chúng giao thoa, giao hoà được với nhau. Như ở đây. Ở tầng cao. Nội dung: Lời tựa cho lần xuất bản thứ nhất (1790) Lời dẫn nhập 1. Về việc phân chia nội dung của triết học 2. Về "lĩnh vực" của triết học nói chung 3. Phê phán năng lực phán đoán như là một phương tiện nối kết hai bộ phận của triết học thành một toàn bộ 4. Năng lực phán đoán như là một quan năng ban bố quy luật tiên nghiệm 5. Nguyên tắc vẽ tính hợp mục đích hình thức của giới Tự nhiên là một nguyên tắc siêu nghiệm của năng lực phán đoán 6. Về việc nối kết tình cảm vui sướng với khái niệm về tính hợp mục đích của Tự nhiên 7. Biểu tượng thẩm mỹ về tính hợp mục đích của Tự nhiên 8. Biểu tượng logic về tính hợp mục đích của Tự nhiên 9. Sự nối kết các việc ban bố quy luật của giác tính và lý tính thông qua năng lực phán đoán Phân chia nội dung của toàn bộ tác phẩn: PHẦN MỘT: PHÊ PHÁN NĂNG LỰC PHÁN ĐOÁN THẨM MỸ Chương 1: Phân tích pháp về năng lực của phán đoán thẩm mỹ Quyển I: Phân tích pháp về cái đẹp Quyển II: Phân tích pháp về cái cao cả Chương 2: Biện chứng pháp của năng lực phán đoán thẩm mỹ PHẨN HAI: PHÊ PHÁN NĂNG LỰC PHÁN ĐOÁN MỤC ĐÍCH LUẬN Chương 1: Phân tích pháp về năng lực phán đoán mục đích luận Chương 2: Biện chứng pháp của năng lực phán đoán mục đích luận Học thuyết về phương pháp của năng lực phán đoán mục đích luận Nhận xét chung về mục đích luận. Mời bạn đón đọc.

(Thứ Sáu, 02/02/2007) Năng lực tự do của tâm hồn...

TT - Đọc sách triết giống như một kẻ lữ hành đi trên sa mạc, ốc đảo ở ngay trước mắt mà đi mãi không tới. Huống chi sách triết của I. Kant (1724-1804) trĩu nặng tư tưởng và dằng dặc câu chữ.

Bạn đọc Việt “nghiệp dư” nhất dẫu sao cũng có cái may được thử một lần mạo hiểm với bộ ba phê phán của một triết gia đại thụ bắc nhịp cầu tư tưởng sang thời hiện đại, qua các bản dịch và chú giải của Bùi Văn Nam Sơn.

Bằng Phê phán lý tính thuần túy (NXB Văn Học 2004), Kant vạch ra giới hạn của nhận thức để con người có thể tự hào về khả năng hiểu biết của mình trước tự nhiên. Với Phê phán lý tính thực hành (NXB Tri Thức sắp xuất bản), Kant vạch ra giới hạn của luân lý để con người có thể khát khao tự do bằng ý chí mãnh liệt. Còn Phê phán năng lực phán đoán (NXB Tri Thức) có nhiệm vụ vạch ra giới hạn của xúc cảm thẩm mỹ, thiết lập điều kiện cho mỹ học và nhân học với tính cách là một khoa học nhằm trả lời câu hỏi tối hậu: “Con người là gì?”.

Đối với Kant, “năng lực phán đoán” là cầu nối giữa hiểu biết và ham muốn, những lĩnh vực vừa vô tận vừa hữu hạn. Con người có thể dùng sự hiểu biết để đạt đến tự do không nếu ham muốn luôn phải chế ngự? Con người có thể dùng sự khao khát tự do để đạt đến nhận thức toàn thể không nếu hiểu biết là có giới hạn?

Trong nghệ thuật, hiểu biết và ham muốn hòa quyện, chẳng hạn thi ca, nó “tăng sức mạnh cho tâm hồn bằng cách làm cho tâm hồn cảm nhận được năng lực tự do”. Đấy là lý do Kant soạn công trình phê phán thứ ba này và cũng là lý do để chúng ta đọc nó (với một sự lao tâm cần thiết) như một tác phẩm nghệ thuật đã “đặt cơ sở mới mẻ thật sự có ý nghĩa vạch thời đại cho mỹ học”.

HÀ HUY TUẤN

(Thứ Sáu, 02/02/2007) Năng lực tự do của tâm hồn...

TT - Đọc sách triết giống như một kẻ lữ hành đi trên sa mạc, ốc đảo ở ngay trước mắt mà đi mãi không tới. Huống chi sách triết của I. Kant (1724-1804) trĩu nặng tư tưởng và dằng dặc câu chữ.

Bạn đọc Việt “nghiệp dư” nhất dẫu sao cũng có cái may được thử một lần mạo hiểm với bộ ba phê phán của một triết gia đại thụ bắc nhịp cầu tư tưởng sang thời hiện đại, qua các bản dịch và chú giải của Bùi Văn Nam Sơn.

Bằng Phê phán lý tính thuần túy (NXB Văn Học 2004), Kant vạch ra giới hạn của nhận thức để con người có thể tự hào về khả năng hiểu biết của mình trước tự nhiên. Với Phê phán lý tính thực hành (NXB Tri Thức sắp xuất bản), Kant vạch ra giới hạn của luân lý để con người có thể khát khao tự do bằng ý chí mãnh liệt. Còn Phê phán năng lực phán đoán (NXB Tri Thức) có nhiệm vụ vạch ra giới hạn của xúc cảm thẩm mỹ, thiết lập điều kiện cho mỹ học và nhân học với tính cách là một khoa học nhằm trả lời câu hỏi tối hậu: “Con người là gì?”.

Đối với Kant, “năng lực phán đoán” là cầu nối giữa hiểu biết và ham muốn, những lĩnh vực vừa vô tận vừa hữu hạn. Con người có thể dùng sự hiểu biết để đạt đến tự do không nếu ham muốn luôn phải chế ngự? Con người có thể dùng sự khao khát tự do để đạt đến nhận thức toàn thể không nếu hiểu biết là có giới hạn?

Trong nghệ thuật, hiểu biết và ham muốn hòa quyện, chẳng hạn thi ca, nó “tăng sức mạnh cho tâm hồn bằng cách làm cho tâm hồn cảm nhận được năng lực tự do”. Đấy là lý do Kant soạn công trình phê phán thứ ba này và cũng là lý do để chúng ta đọc nó (với một sự lao tâm cần thiết) như một tác phẩm nghệ thuật đã “đặt cơ sở mới mẻ thật sự có ý nghĩa vạch thời đại cho mỹ học”.

HÀ HUY TUẤN

Đọc sách Suối Nguồn (*): "Số lượng người" không thể thay cho chân lý "Đây là cuốn sách đứng đầu bảng xếp hạng những tiểu thuyết hay nhất thế kỷ 20 do Báo New York Time công bố theo bình chọn của độc giả", một biên tập viên Nhà xuất bản Trẻ giới thiệu khi chuyển cho tôi xem bản dịch tiểu thuyết Suối Nguồn (Fountainhead) trước khi nó được in. Tôi không tin mấy vào những lời giới thiệu nghe "quen quen" như vậy, nhưng khi đọc cuốn sách, tôi bị cuốn hút, từ trang đầu cho đến trang cuối, đến mức vừa đọc vừa mong cho cuốn sách tiếp tục dài ra, mặc dù nó đã dài đến gần... 1.200 trang. Howard Roard, nhân vật chính của tiểu thuyết, là một kiến trúc sư chưa bao giờ có bằng cấp. Một giáo sư khi nhìn bản đồ án của chàng sinh viên 22 tuổi này đã phải thốt lên "đây là một thiên tài", nhưng anh đã bị đuổi học một năm trước khi tốt nghiệp, vì anh không chấp nhận việc "lấy số lượng người thay cho nội dung chân lý". Nhà trường tuyên bố: "Mỗi phong cách thiết kế của quá khứ là một mỏ vàng. Chúng ta chỉ có thể lựa chọn từ những gì các nhà thiết kế vĩ đại đã nghĩ ra. Chúng ta là ai mà dám đòi cải tiến?". Còn anh thì: "em muốn trở thành một kiến trúc sư, chứ không phải một nhà khảo cổ". Anh chấp nhận bị đuổi học, ở đó không còn gì để cho anh học nữa. Với một niềm tin sắt đá vào chính bản thân mình, anh đã bước vào đời để chống chọi với số đông những kẻ "thứ sinh", dù họ nổi tiếng và có quyền lực đến đâu, dù họ đông đến bao nhiêu anh cũng không lùi bước. Người đọc hồi hộp, bất lực, đau đớn rồi hào sảng theo từng bước đi của Roard. Với tài năng bẩm sinh, anh có thừa khả năng để dễ dàng thành đạt, nhưng anh đã vào đời bằng "cửa hẹp". Henry Cameron, một kiến trúc sư vĩ đại, sự vĩ đại mới mẻ mà nước Mỹ non trẻ vừa bắt đầu chấp nhận, rồi

Đọc sách Suối Nguồn (*): "Số lượng người" không thể thay cho chân lý

"Đây là cuốn sách đứng đầu bảng xếp hạng những tiểu thuyết hay nhất thế kỷ 20 do Báo New York Time công bố theo bình chọn của độc giả", một biên tập viên Nhà xuất bản Trẻ giới thiệu khi chuyển cho tôi xem bản dịch tiểu thuyết Suối Nguồn (Fountainhead) trước khi nó được in.

Tôi không tin mấy vào những lời giới thiệu nghe "quen quen" như vậy, nhưng khi đọc cuốn sách, tôi bị cuốn hút, từ trang đầu cho đến trang cuối, đến mức vừa đọc vừa mong cho cuốn sách tiếp tục dài ra, mặc dù nó đã dài đến gần... 1.200 trang.

Howard Roard, nhân vật chính của tiểu thuyết, là một kiến trúc sư chưa bao giờ có bằng cấp. Một giáo sư khi nhìn bản đồ án của chàng sinh viên 22 tuổi này đã phải thốt lên "đây là một thiên tài", nhưng anh đã bị đuổi học một năm trước khi tốt nghiệp, vì anh không chấp nhận việc "lấy số lượng người thay cho nội dung chân lý". Nhà trường tuyên bố: "Mỗi phong cách thiết kế của quá khứ là một mỏ vàng. Chúng ta chỉ có thể lựa chọn từ những gì các nhà thiết kế vĩ đại đã nghĩ ra. Chúng ta là ai mà dám đòi cải tiến?". Còn anh thì: "em muốn trở thành một kiến trúc sư, chứ không phải một nhà khảo cổ". Anh chấp nhận bị đuổi học, ở đó không còn gì để cho anh học nữa.

Với một niềm tin sắt đá vào chính bản thân mình, anh đã bước vào đời để chống chọi với số đông những kẻ "thứ sinh", dù họ nổi tiếng và có quyền lực đến đâu, dù họ đông đến bao nhiêu anh cũng không lùi bước.

Người đọc hồi hộp, bất lực, đau đớn rồi hào sảng theo từng bước đi của Roard. Với tài năng bẩm sinh, anh có thừa khả năng để dễ dàng thành đạt, nhưng anh đã vào đời bằng "cửa hẹp". Henry Cameron, một kiến trúc sư vĩ đại, sự vĩ đại mới mẻ mà nước Mỹ non trẻ vừa bắt đầu chấp nhận, rồi

Đọc sách Suối Nguồn (*): "Số lượng người" không thể thay cho chân lý "Đây là cuốn sách đứng đầu bảng xếp hạng những tiểu thuyết hay nhất thế kỷ 20 do Báo New York Time công bố theo bình chọn của độc giả", một biên tập viên Nhà xuất bản Trẻ giới thiệu khi chuyển cho tôi xem bản dịch tiểu thuyết Suối Nguồn (Fountainhead) trước khi nó được in. Tôi không tin mấy vào những lời giới thiệu nghe "quen quen" như vậy, nhưng khi đọc cuốn sách, tôi bị cuốn hút, từ trang đầu cho đến trang cuối, đến mức vừa đọc vừa mong cho cuốn sách tiếp tục dài ra, mặc dù nó đã dài đến gần... 1.200 trang. Howard Roard, nhân vật chính của tiểu thuyết, là một kiến trúc sư chưa bao giờ có bằng cấp. Một giáo sư khi nhìn bản đồ án của chàng sinh viên 22 tuổi này đã phải thốt lên "đây là một thiên tài", nhưng anh đã bị đuổi học một năm trước khi tốt nghiệp, vì anh không chấp nhận việc "lấy số lượng người thay cho nội dung chân lý". Nhà trường tuyên bố: "Mỗi phong cách thiết kế của quá khứ là một mỏ vàng. Chúng ta chỉ có thể lựa chọn từ những gì các nhà thiết kế vĩ đại đã nghĩ ra. Chúng ta là ai mà dám đòi cải tiến?". Còn anh thì: "em muốn trở thành một kiến trúc sư, chứ không phải một nhà khảo cổ". Anh chấp nhận bị đuổi học, ở đó không còn gì để cho anh học nữa. Với một niềm tin sắt đá vào chính bản thân mình, anh đã bước vào đời để chống chọi với số đông những kẻ "thứ sinh", dù họ nổi tiếng và có quyền lực đến đâu, dù họ đông đến bao nhiêu anh cũng không lùi bước. Người đọc hồi hộp, bất lực, đau đớn rồi hào sảng theo từng bước đi của Roard. Với tài năng bẩm sinh, anh có thừa khả năng để dễ dàng thành đạt, nhưng anh đã vào đời bằng "cửa hẹp". Henry Cameron, một kiến trúc sư vĩ đại, sự vĩ đại mới mẻ mà nước Mỹ non trẻ vừa bắt đầu chấp nhận, rồi  "không dùng" ông nữa. Ông không còn việc làm, sống nát rượu, nhưng ông dứt khoát không thỏa hiệp, không "bán" tài năng của mình. Roard đã tìm đến ông để lập nghiệp. Cameron vừa nhìn thấy tài năng của Roard đã lập tức tuyên bố sa thải anh. Sa thải để cứu anh, để anh không phải lâm vào cảnh thân tàn ma dại như ông. Ông khuyên Roard thỏa hiệp, khuyên Roard "bán" tài năng của mình cho "bọn họ": "Sẽ có rất nhiều người nổi tiếng sẵn sàng nhận cậu, dù cậu có bị đuổi học hay không". Nhưng Roard quả quyết: "Nếu vào lúc cuối đời, tôi trở thành người như ông vào lúc này, tại đây, trong văn phòng này, thì tôi sẽ coi nó như một vinh dự mà tôi lẽ ra không xứng đáng". Cameron chết trong thất bại. Roard vẫn không lùi bước. Anh tự mình mở văn phòng. Một vài người biết anh, giao việc cho anh, những người riêng lẻ đó thích công trình của anh, nhưng số đông thì không. Có lúc anh đã phải đi làm công nhân mỏ đá chứ không thỏa hiệp, dù là thỏa hiệp nhỏ để nhận một công trình lớn. Người ta nhân danh số đông, nhân danh lòng từ thiện, nhân danh "sống vì người khác" để đè bẹp anh, đè bẹp những “cái tôi” sáng tạo. Không để cho người khác can thiệp vào sự sáng tạo của mình, anh đã phải ra tòa và thua cuộc. "Người ta căm thù sự đam mê, bất kỳ sự đam mê vĩ đại nào". Cameron đã đấu tranh, ông thất bại vì ông không còn thời gian. Roard thì không cam chịu. Cao điểm của sự không lùi bước đó là việc Roard đã phá hủy một công trình khi nó được xây lên không giống như anh thiết kế. Nó đã bị biến dạng theo ý kiến của “đa số”, của “tập thể”, của “hội đồng” mà không một cá nhân cụ thể nào chịu trách nhiệm. Anh bị truy tố ra tòa. ..."Hàng ngàn năm trước đây, có một người lần đầu tiên tìm được cách tạo ra lửa. Người đó có lẽ đã bị thiêu sống bằng chính ngọn lửa mà anh ta dạy những người anh em của mình cách thắp lên. Anh ta bị coi là một kẻ xấu vì đã có quan hệ với ma quỷ, thứ mà loài người luôn khiếp sợ. Nhưng từ đó trở đi, loài người có lửa để giữ ấm, để nấu nướng, để thắp sáng trong hang động. Anh ta đã để lại cho họ một món quà mà họ từng không hiểu và anh ta đã xua bóng tối ra khỏi trái đất này. Nhiều thế kỷ sau, có một người lần đầu tiên tạo ra cái bánh xe. Người đó có lẽ đã tan xác dưới những bánh xe mà anh ta dạy những người anh em của mình cách làm. Anh ta bị coi là một kẻ phạm tội vì đã mạo hiểm vào vùng đất cấm. Nhưng từ đó trở đi, loài người có thể đi tới mọi chân trời. Anh ta đã để lại cho họ một món quà mà họ đã không hiểu được và anh ta đã mở những con đường trên mặt đất". ..."Trong những thế kỷ qua, đã có những người đặt bước chân đầu tiên của họ trên những con đường mới; họ không được trang bị vũ khí gì ngoài tầm nhìn của riêng họ. Họ có mục đích khác nhau, nhưng tất cả đều có một số điều chung: bước chân của họ là bước chân đầu tiên, con đường của họ là con đường hoàn toàn mới, nhãn quan của họ không hề do vay mượn, và phản ứng mà họ nhận được luôn là sự căm ghét. Những nhà phát minh vĩ đại - những nhà tư tưởng, những nghệ sĩ, những nhà khoa học, những nhà sáng chế - đều phải đơn độc chống lại những người cùng thời với họ. Tất cả những ý tưởng mới và vĩ đại đều bị chống đối kịch liệt. Tất cả những phát minh mới và vĩ đại đều bị lên án. Động cơ máy đầu tiên bị coi là ngu xuẩn. Chiếc máy bay đầu tiên bị coi là không tưởng. Chiếc máy dệt đầu tiên đã bị coi là ác quỷ. Việc gây mê bị coi là tội lỗi. Nhưng những người đó, với tầm nhìn không vay mượn, vẫn tiếp tục tiến lên. Họ đã chiến đấu, họ đã đau khổ và họ đã phải trả giá. Nhưng họ đã chiến thắng". ... "Loài người đã được dạy dỗ rằng đức tính tốt đẹp nhất không phải là đạt được một cái gì đó mà là cho đi một cái gì đó. Nhưng một người không thể cho đi những gì mà anh ta không tạo ra. Đầu tiên phải có sáng tạo, sau đó mới là phân phối, nếu không thì chẳng có gì để phân phối cả. Phải có người sáng tạo trước khi có những người hưởng lợi từ sự sáng tạo. Thế mà chúng ta lại được dạy dỗ để ngưỡng mộ những kẻ sống thứ sinh - những kẻ phân phát những món quà mà họ không tạo ra; chúng ta được dạy để xếp họ lên trên những người đã sản sinh ra những món quà đó. Chúng ta ca ngợi công việc từ thiện. Nhưng chúng ta lại nhún vai coi khinh những nỗ lực để thành công". ... "Loài người đã được dạy dỗ rằng mối quan tâm đầu tiên của họ là giúp cho người khác bớt khổ đau. Nhưng khổ đau là một căn bệnh. Chỉ khi có người bị bệnh thì mới cần có người đến để giúp giảm bớt sự đau đớn. Còn nếu chúng ta biến việc giảm khổ đau thành phép thử lớn nhất của đức hạnh thì chúng ta đã biến khổ đau thành một thứ quan trọng nhất trong cuộc sống. Do vậy người ta sẽ mong muốn được nhìn thấy những người khác đau khổ - để người ta có thể trở thành người đức hạnh... Trong khi đó, người sáng tạo không quan tâm đến bệnh tật, họ quan tâm đến cuộc sống. Nhưng công việc của người sáng tạo lại giúp loại bỏ hết bệnh này đến bệnh khác, cả bệnh tật của thể xác lẫn bệnh tật của tâm hồn"... Anh không cần luật sư. Đó là những lời tự bào chữa của anh trước tòa. Người đọc còn tìm thấy trong cuốn sách một nhà báo như Ellsworth Toohey. Ông ta uyên bác nhưng đạo đức giả "toàn tòng", mỗi bài viết của ông ta đều được người ta nghiền ngẫm đến từng dấu phẩy, bởi ông ta tạo được cho mình một quyền lực điều khiển công chúng, đến mức có thể "đẻ ra" các kiến trúc sư nếu ông ta muốn. Ngoài ông nhà báo thấy "quen quen" đó, người đọc còn biết đến một Gail Wynand, điển hình của một chủ báo Mỹ lừng danh... Cuốn sách như một bản anh hùng ca tôn vinh con người, nhưng con người mà tác giả cuốn sách - nữ văn sĩ kiêm triết gia người Mỹ gốc Nga Ayn Rand (1905-1982) - hướng tới là những người sáng tạo, những người "xoay chuyển thế giới và mang lại ý nghĩa cho cuộc sống". Dường như cuốn sách không đứng về phía số đông, nhưng mỗi một người trong số đông đó đều có thể thấy mình được tôn vinh, được chia sẻ. Bởi mỗi một người trong chúng ta đều từng là, đang là hoặc sẽ là thiểu số trong những nỗ lực tự khẳng định bản thân mình để làm cho cuộc sống trở nên có ý nghĩa hơn. Hoàng Hải vân (*) Suối Nguồn, NXB Trẻ, 12.2007

Đọc sách Suối Nguồn (*): "Số lượng người" không thể thay cho chân lý

"Đây là cuốn sách đứng đầu bảng xếp hạng những tiểu thuyết hay nhất thế kỷ 20 do Báo New York Time công bố theo bình chọn của độc giả", một biên tập viên Nhà xuất bản Trẻ giới thiệu khi chuyển cho tôi xem bản dịch tiểu thuyết Suối Nguồn (Fountainhead) trước khi nó được in.

Tôi không tin mấy vào những lời giới thiệu nghe "quen quen" như vậy, nhưng khi đọc cuốn sách, tôi bị cuốn hút, từ trang đầu cho đến trang cuối, đến mức vừa đọc vừa mong cho cuốn sách tiếp tục dài ra, mặc dù nó đã dài đến gần... 1.200 trang.

Howard Roard, nhân vật chính của tiểu thuyết, là một kiến trúc sư chưa bao giờ có bằng cấp. Một giáo sư khi nhìn bản đồ án của chàng sinh viên 22 tuổi này đã phải thốt lên "đây là một thiên tài", nhưng anh đã bị đuổi học một năm trước khi tốt nghiệp, vì anh không chấp nhận việc "lấy số lượng người thay cho nội dung chân lý". Nhà trường tuyên bố: "Mỗi phong cách thiết kế của quá khứ là một mỏ vàng. Chúng ta chỉ có thể lựa chọn từ những gì các nhà thiết kế vĩ đại đã nghĩ ra. Chúng ta là ai mà dám đòi cải tiến?". Còn anh thì: "em muốn trở thành một kiến trúc sư, chứ không phải một nhà khảo cổ". Anh chấp nhận bị đuổi học, ở đó không còn gì để cho anh học nữa.

Với một niềm tin sắt đá vào chính bản thân mình, anh đã bước vào đời để chống chọi với số đông những kẻ "thứ sinh", dù họ nổi tiếng và có quyền lực đến đâu, dù họ đông đến bao nhiêu anh cũng không lùi bước.

Người đọc hồi hộp, bất lực, đau đớn rồi hào sảng theo từng bước đi của Roard. Với tài năng bẩm sinh, anh có thừa khả năng để dễ dàng thành đạt, nhưng anh đã vào đời bằng "cửa hẹp". Henry Cameron, một kiến trúc sư vĩ đại, sự vĩ đại mới mẻ mà nước Mỹ non trẻ vừa bắt đầu chấp nhận, rồi  "không dùng" ông nữa. Ông không còn việc làm, sống nát rượu, nhưng ông dứt khoát không thỏa hiệp, không "bán" tài năng của mình. Roard đã tìm đến ông để lập nghiệp. Cameron vừa nhìn thấy tài năng của Roard đã lập tức tuyên bố sa thải anh. Sa thải để cứu anh, để anh không phải lâm vào cảnh thân tàn ma dại như ông. Ông khuyên Roard thỏa hiệp, khuyên Roard "bán" tài năng của mình cho "bọn họ": "Sẽ có rất nhiều người nổi tiếng sẵn sàng nhận cậu, dù cậu có bị đuổi học hay không". Nhưng Roard quả quyết: "Nếu vào lúc cuối đời, tôi trở thành người như ông vào lúc này, tại đây, trong văn phòng này, thì tôi sẽ coi nó như một vinh dự mà tôi lẽ ra không xứng đáng". Cameron chết trong thất bại.

Roard vẫn không lùi bước. Anh tự mình mở văn phòng. Một vài người biết anh, giao việc cho anh, những người riêng lẻ đó thích công trình của anh, nhưng số đông thì không. Có lúc anh đã phải đi làm công nhân mỏ đá chứ không thỏa hiệp, dù là thỏa hiệp nhỏ để nhận một công trình lớn.

Người ta nhân danh số đông, nhân danh lòng từ thiện, nhân danh "sống vì người khác" để đè bẹp anh, đè bẹp những “cái tôi” sáng tạo. Không để cho người khác can thiệp vào sự sáng tạo của mình, anh đã phải ra tòa và thua cuộc. "Người ta căm thù sự đam mê, bất kỳ sự đam mê vĩ đại nào". Cameron đã đấu tranh, ông thất bại vì ông không còn thời gian. Roard thì không cam chịu. Cao điểm của sự không lùi bước đó là việc Roard đã phá hủy một công trình khi nó được xây lên không giống như anh thiết kế. Nó đã bị biến dạng theo ý kiến của “đa số”, của “tập thể”, của “hội đồng” mà không một cá nhân cụ thể nào chịu trách nhiệm. Anh bị truy tố ra tòa.

..."Hàng ngàn năm trước đây, có một người lần đầu tiên tìm được cách tạo ra lửa. Người đó có lẽ đã bị thiêu sống bằng chính ngọn lửa mà anh ta dạy những người anh em của mình cách thắp lên. Anh ta bị coi là một kẻ xấu vì đã có quan hệ với ma quỷ, thứ mà loài người luôn khiếp sợ. Nhưng từ đó trở đi, loài người có lửa để giữ ấm, để nấu nướng, để thắp sáng trong hang động. Anh ta đã để lại cho họ một món quà mà họ từng không hiểu và anh ta đã xua bóng tối ra khỏi trái đất này. Nhiều thế kỷ sau, có một người lần đầu tiên tạo ra cái bánh xe. Người đó có lẽ đã tan xác dưới những bánh xe mà anh ta dạy những người anh em của mình cách làm. Anh ta bị coi là một kẻ phạm tội vì đã mạo hiểm vào vùng đất cấm. Nhưng từ đó trở đi, loài người có thể đi tới mọi chân trời. Anh ta đã để lại cho họ một món quà mà họ đã không hiểu được và anh ta đã mở những con đường trên mặt đất".

..."Trong những thế kỷ qua, đã có những người đặt bước chân đầu tiên của họ trên những con đường mới; họ không được trang bị vũ khí gì ngoài tầm nhìn của riêng họ. Họ có mục đích khác nhau, nhưng tất cả đều có một số điều chung: bước chân của họ là bước chân đầu tiên, con đường của họ là con đường hoàn toàn mới, nhãn quan của họ không hề do vay mượn, và phản ứng mà họ nhận được luôn là sự căm ghét. Những nhà phát minh vĩ đại - những nhà tư tưởng, những nghệ sĩ, những nhà khoa học, những nhà sáng chế - đều phải đơn độc chống lại những người cùng thời với họ. Tất cả những ý tưởng mới và vĩ đại đều bị chống đối kịch liệt. Tất cả những phát minh mới và vĩ đại đều bị lên án. Động cơ máy đầu tiên bị coi là ngu xuẩn. Chiếc máy bay đầu tiên bị coi là không tưởng. Chiếc máy dệt đầu tiên đã bị coi là ác quỷ. Việc gây mê bị coi là tội lỗi. Nhưng những người đó, với tầm nhìn không vay mượn, vẫn tiếp tục tiến lên. Họ đã chiến đấu, họ đã đau khổ và họ đã phải trả giá. Nhưng họ đã chiến thắng".

... "Loài người đã được dạy dỗ rằng đức tính tốt đẹp nhất không phải là đạt được một cái gì đó mà là cho đi một cái gì đó. Nhưng một người không thể cho đi những gì mà anh ta không tạo ra. Đầu tiên phải có sáng tạo, sau đó mới là phân phối, nếu không thì chẳng có gì để phân phối cả. Phải có người sáng tạo trước khi có những người hưởng lợi từ sự sáng tạo. Thế mà chúng ta lại được dạy dỗ để ngưỡng mộ những kẻ sống thứ sinh - những kẻ phân phát những món quà mà họ không tạo ra; chúng ta được dạy để xếp họ lên trên những người đã sản sinh ra những món quà đó. Chúng ta ca ngợi công việc từ thiện. Nhưng chúng ta lại nhún vai coi khinh những nỗ lực để thành công".

... "Loài người đã được dạy dỗ rằng mối quan tâm đầu tiên của họ là giúp cho người khác bớt khổ đau. Nhưng khổ đau là một căn bệnh. Chỉ khi có người bị bệnh thì mới cần có người đến để giúp giảm bớt sự đau đớn. Còn nếu chúng ta biến việc giảm khổ đau thành phép thử lớn nhất của đức hạnh thì chúng ta đã biến khổ đau thành một thứ quan trọng nhất trong cuộc sống. Do vậy người ta sẽ mong muốn được nhìn thấy những người khác đau khổ - để người ta có thể trở thành người đức hạnh... Trong khi đó, người sáng tạo không quan tâm đến bệnh tật, họ quan tâm đến cuộc sống. Nhưng công việc của người sáng tạo lại giúp loại bỏ hết bệnh này đến bệnh khác, cả bệnh tật của thể xác lẫn bệnh tật của tâm hồn"...

Anh không cần luật sư. Đó là những lời tự bào chữa của anh trước tòa. Người đọc còn tìm thấy trong cuốn sách một nhà báo như Ellsworth Toohey. Ông ta uyên bác nhưng đạo đức giả "toàn tòng", mỗi bài viết của ông ta đều được người ta nghiền ngẫm đến từng dấu phẩy, bởi ông ta tạo được cho mình một quyền lực điều khiển công chúng, đến mức có thể "đẻ ra" các kiến trúc sư nếu ông ta muốn. Ngoài ông nhà báo thấy "quen quen" đó, người đọc còn biết đến một Gail Wynand, điển hình của một chủ báo Mỹ lừng danh...

Cuốn sách như một bản anh hùng ca tôn vinh con người, nhưng con người mà tác giả cuốn sách - nữ văn sĩ kiêm triết gia người Mỹ gốc Nga Ayn Rand (1905-1982) - hướng tới là những người sáng tạo, những người "xoay chuyển thế giới và mang lại ý nghĩa cho cuộc sống". Dường như cuốn sách không đứng về phía số đông, nhưng mỗi một người trong số đông đó đều có thể thấy mình được tôn vinh, được chia sẻ. Bởi mỗi một người trong chúng ta đều từng là, đang là hoặc sẽ là thiểu số trong những nỗ lực tự khẳng định bản thân mình để làm cho cuộc sống trở nên có ý nghĩa hơn.

Hoàng Hải vân

(*) Suối Nguồn, NXB Trẻ, 12.2007

Xem thêm
Thông tin tác giả
Thông tin chi tiết
Tác giả Immanuel Kant
Nhà xuất bản NXB Tri thức
Nhà phát hành Thời Đại
Giá bìa 125.000 vnđ
Khối lượng 1100.00 gam
Ngôn Ngữ Tiếng Việt
Kích thước 16x24 cm
Ngày phát hành 02/08/2019
Số trang 584
Cuoc-thi-review-sach-topsach.vn
Nhận xét từ bạn đọc
Đánh giá trung bình
4.5/5
star star star star star>
0 vote
GỬI NHẬN XÉT CỦA BẠN
  • Đánh giá của bạn về sản phẩm này:
  • Tiêu đề của nhận xét
Đăng nhập để nhận xét