Phân Tích - Tính Toán Thiết Kế Nhà Cao Tầng Với Robot Structural Analysis
Click để xem bìa sau

Phân Tích - Tính Toán Thiết Kế Nhà Cao Tầng Với Robot Structural Analysis

Phân Tích - Tính Toán Thiết Kế Nhà Cao Tầng Với Robot Structural Analysis Lượt xem: 357 người
Sách Tin Học - Ngoại Ngữ, Sách công nghệ thông tin, Sách thiết kế đồ họa
Phân Tích - Tính Toán Thiết Kế Nhà Cao Tầng Với Robot Structural Analysis 0 Vote

Sách "PHÂN TÍCH, TÍNH TOÁN THIẾT KẾ NHÀ CAO TẦNG VỚI ROBOT STRUCTURAL ANALYSIS" hướng dẫn sử dụng, khai thác Robot trong phân tích, tính toán kết cấu nhà cao tầng thông qua 11 bài tập với phần minh họa cụ thể, giúp bạn đọc có thể thực hành, giải quyết các vấn đề thực tế đặt ra. Để có thể tự học tốt quyển sách này, các bạn cần đọc và thực hành tập 1 - Robot Structural Analysis dành cho người tự học và tập 2 - Phân tích, tính toán kết cấu với Robot Structural Analysis trước khi tìm hiểu phần lý thuyết cũng như thực hành các bài tập trình bày trong sách. Sách gồm 11 bài tập:

BÀI TẬP 1: THIẾT KẾ KẾT CẤU NHÀ CAO TẦNG

Hướng dẫn từng bước thiết kế kết cấu công trình xây dựng nhà cao tầng (15 tầng và 1 tầng hầm) với các tham số chi tiết như: chiều cao từng tầng, các thành phần tải qua phần mở rộng Extensions Structure.

BÀI TẬP 2: SỬ DỤNG REVIT EXTENSIONS CHUYỂN MÔ HÌNH KẾT CẤU TỪ RST SANG RSA

Hướng dẫn sử dụng Revit Extensions chuyển mô hình kết cấu từ RST (Revit Structure) sang RSAP (Robot Structure Analysis Proffesional).

BÀI TẬP 3: CÁC KIỂU TẢI VÀ ĐỊNH NGHĨA TẢI

Hướng dẫn khai báo các kiểu tải và thiết lập các trường hợp tải được tiến hành trên các hộp thoại trong Robot Structure Analysis và kết quả thể hiện trên các bảng và sơ đồ giúp người sử dụng dễ dàng thiết lập và kiểm soát nội dung công việc đã thực hiện.

BÀI TẬP 4: CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH TẢI

Giới thiệu người dùng lựa chọn kiểu phân tích, định nghĩa trường hợp tải mới hoặc thay đổi phương thức phân tích thông qua các hộp thoại.

BÀI TẬP 5: CÁC BẢNG PHÂN TÍCH TẢI

Hướng dẫn trình bày kết quả tính toán và bảng biểu tương ứng với từng trường hợp lực, moment, ứng suất tác động lên các phần tử của mô hình.

BÀI TẬP 6: PHÂN TÍCH RC

Mô hình kết cấu được phân thành 2 cấu trúc chính: dạng cốt thép và dạng bê tông cốt thép (gọi tắt là RC). Đối với dạng cấu trúc bê tông cốt thép khi phân tích mô hình, chương trình thực hiện phân tích cả hai phương thức gia cố lý thuyết và gia cố tăng cường. Bài tập 6 hướng dẫn phân tích RC trong Robot.

BÀI TẬP 7: LIÊN KẾT MODULE THIẾT KẾ RC

Hướng dẫn thiết kế dầm, cột, hoặc tường RC, tìm hiểu cách liên kết với các phân hệ thiết kế nền móng RC.

Người dùng biết cách thiết lập các thông số tùy chọn tính toán được sử dụng trong thiết kế cột bê tông. Tăng cường khả năng hiển thị, xác định các điểm phân chia của dầm RC, tính toán các gia cố, thiết kế cột, sàn, định nghiã tải cột, gia cố tấm và vỏ - uốn, đưa ra bản vẽ cuối cùng cũng như thiết đặt các tham số cho bản vẽ.

BÀI TẬP 8: PHÂN TÍCH KẾT CẤU NHÀ CAO TẦNG

Hướng dẫn thực hành xuất mô hình kết cấu nhà cao tầng trong bài tập 1 sang Robot Structure Analysis để tiến hành phân tích tải và kiểm tra kết cấu.

BÀI TẬP 9: PHÂN TÍCH TƯỜNG NHÀ CAO TẦNG

Phân tích kết cấu của Robot đối với tòa nhà cao tầng, tính toán cắt giảm lực trong tiết diện bất kỳ thông qua một tầng bằng tùy chọn Panel Cuts.

BÀI TẬP 10: HỢP TÁC NHIỀU NGƯỜI DÙNG VỚI REVIT STRUCTURE WORKSHARING

Revit Structure cho phép các nhóm chọn cách tốt nhất để tương tác dựa trên công việc và yêu cầu dự án. Mô tả các khả năng của Worksets trong Revit, cung cấp kỹ thuật cho các công ty để giúp đảm bảo thành công khi chia sẻ công việc xây dựng, kết cấu với Revit Structure qua mô hình thông tin.

BÀI TẬP 11: AUTOCAD STRUCTURE DETAILING

AutoCAD Structural Detailing (ASD) được sử dụng để tạo các tài liệu hướng dẫn chi tiết đầy đủ về kết cấu, tạo ra một mô hình tính toán kết cấu. Chuẩn bị các tài liệu kỹ thuật cho dự án và đưa ra các bản vẽ cuối cùng thỏa mãn yêu cầu của người sử dụng, quá trình tạo ra các bản vẽ với ASD là tự động. Các bản vẽ được tạo ra dựa trên mô hình cấu trúc 3D bằng cách: sử dụng các tùy chọn có sẵn trong chương trình. Trong trường hợp mô hình kết cấu được sửa đổi, ASD có thể tự động cập nhật các dữ liệu vừa mới được tạo ra. Các bạn làm quen với ASD qua bài tập nhỏ để thấy sức mạnh của chương trình

Một số điểm cần lưu ý khi sử dụng sách:

Thiết kế, phân tích kết cấu là vấn đề phức tạp cần có chuyên môn sâu, các phần trình bày trong sách chỉ nhằm hướng dẫn bạn đọc các bước tiến hành trên máy, cách sử dụng các công cụ và lệnh của chương trình. Bạn cần áp dụng các kiến thức chuyên môn đã học để chọn các tham số, thuộc tính, v.v. chính xác, không nhất thiết theo các hướng dẫn sách.

Các bài tập 3, 4, 5 , 6 , 7 có giới thiệu nhiều về lý thuyết để làm rõ các tùy chọn trong các hộp thoại tương ứng, một số thuật ngữ sử dụng trong sách được trình bày ở góc độ người dùng điện toán chưa thật chuẩn xác trong chuyên ngành xây dựng nên sẽ khó hiểu với một số độc giả.

Mời bạn đón đọc.

Xem thêm
Thông tin tác giả
Thông tin chi tiết
Tác giả Phùng Thị Nguyệt , Phạm Quang Hiển
Nhà xuất bản Nxb Giao thông vận tải
Nhà phát hành STK
Giá bìa 125.000 vnđ
Khối lượng 484.00 gam
Ngôn Ngữ Tiếng Việt
Kích thước 16 x 24 cm
Ngày phát hành 02/08/2019
Số trang 368
Cuoc-thi-review-sach-topsach.vn
Nhận xét từ bạn đọc
Đánh giá trung bình
4.5/5
star star star star star>
0 vote
GỬI NHẬN XÉT CỦA BẠN
  • Đánh giá của bạn về sản phẩm này:
  • Tiêu đề của nhận xét
Đăng nhập để nhận xét