Nhật Bản - Những Bài Học Từ Lịch Sử
Vào thời cổ đại, khi văn minh Tùy Đường được coi là văn minh nhất ở Đông Á, thì Nhật Bản chủ trương học tập văn minh Trung Quốc để phát triển đất nước. Vào thời cận đại, khi nhận thức văn minh phương Tây có sự tiến bộ vượt bậc so với văn minh phương Đông thì Nhật Bản thì họ học tập Âu-Mỹ để văn minh hoá, cận đại hoá đất nước. Vào thời hiện đại, khi Mỹ trở thành nước phát triển nhất về kinh tế và khoa học, Nhật Bản chủ trương học tập Mỹ để đưa Nhật Bản trở thành cường quốc phát triển hành đầu của thế giới.
Trong quá trình tiếp nhận đó, người Nhật cẩn thận khảo sát nhận định xem nên học tập nước nào, học tập cái gì và học tập bằng cách nào để có thể bắt kịp với họ và xây dựng đất nước thành quốc gia tiên tiến nhất. Đó là học tập cái nhất chứ không nhất thiết phải học tập cái hơn. Chính cách học tập như vậy mới làm cho Nhật Bản, chỉ trong một thời gian ngắn đã bắt kịp các nước phát triển nhất thế giới đương thời.
Sau khi tiến hành chính sách đổi mới, nước ta chủ trương tiếp thu nền văn minh, nền khoa học kỹ thuật tiên tiến ở bên ngoài để công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Chúng ta đã đề ra khẩu hiệu "đi tắt đón đầu" nắm bắt cho được những thành tự tiên tiến nhất của nhân loại, tiến kịp các nước trong khu vực. Thiết nghĩ, để thực hiện "đi tắt đón đầu" phải chăng chúng ta nên học tập cách thức tiếp nhận văn minh bên ngoài của người Nhật: học tập tiếp nhận những "cái nhất"?
Hy vọng cuốn Nhật Bản - Những Bài Học Từ Lịch Sử có thể góp phần nhỏ bé vào việc tăng cường sự hiểu biết của người Việt Nam đối với lịch sử, văn hóa Nhật Bản và qua đó, yêu mến nhiều hơn đất nước Mặt trời mọc. Nếu cuốn sách này làm được điều đó thì thật hạnh phúc cho tác giả.
Mời bạn đón đọc.
Xem thêmTác giả | PGS. TS. Nguyễn Tiến Lực |
---|---|
Nhà phát hành | NXB Thông Tin và Truyền Thông |
Giá bìa | 125.000 vnđ |
Khối lượng | 413.00 gam |
Ngôn Ngữ | Tiếng Việt |
Kích thước | 14.5 x 20.5 cm |
Ngày phát hành | 02/08/2019 |
Số trang | 292 |
- Đánh giá của bạn về sản phẩm này:
- Tiêu đề của nhận xét