Người Tình Sài Gòn
Click để xem bìa sau

Người Tình Sài Gòn

Tác giả: Linh Lê
Người Tình Sài Gòn Lượt xem: 235 người
Sách Văn học Trong Nước, Tiểu thuyết việt nam
Người Tình Sài Gòn 0 Vote

Nhà văn Linh Lê

Sinh năm 1986

Hiện đang sống và làm việc tại Hà Nội

Đã xuất bản:

- Không khóc ở Kuala Lumpur (2010)

- Mùa mưa ở Singapore (2011)

- Người tình Sài Gòn (2013)

- Còn lại tiếng người hót đắng cay (2015)

 

 

     "Sài Gòn hợp với tất cả mọi người, mà thật ra lại chẳng hợp với bất cứ ai"       Có lẽ từ đây, câu chuyện tình ở Sài Gòn bắt đầu.

Du, cô gái có công việc thật chẳng giống ai: nghề nói chuyện. Công việc hằng ngày của Du là gặp gỡ, trò chuyện với những người có yêu cầu, giải tỏa mọi bức bối về tâm lý của những khách hàng mà cô gặp.

Du - Một cô gái có cá tính mạnh mẽ, khao khát tự do, nhưng cũng rất say tình. Tuy nhiên, dường như tất cả đàn ông đều không thể lấp đầy cô, hay cảm giác sa mạc ngự trị trong cô lớn đến mức luôn cháy khát. Một cô gái có mối tình đầu rất lạ lùng. Người đàn ông của cô luôn thấy cô... ngoại tình trong mơ, luôn thấy cô ái ân lần lượt với từng người đàn ông khác. Cuối cùng, không chịu đựng được, anh ta đã tự kết liễu đời mình. Cô gái từ đó sống với những cảm trạng không mấy dễ chịu. Cô dễ dàng bị bóc trần, nhưng cũng điêu luyện khi muốn xóa dấu vết. 

Du chọn Sài Gòn làm chỗ trú chân trong cuộc tình hoang hoải với Tú. Giữa Sài Gòn phồn hoa, tự do nhưng đầy xa lạ và nhung nhớ, những Ní, Hạ Liêu, Đông hay Yama... giữa những mối quan hệ chồng chéo, đan xen, là tâm hồn Du chơ vơ, đứng cô đơn bên dòng chảy vội vã của cuộc đời.

Du, Tú, Ní, Hạ Liêu... hay là ai khác, trong câu chuyện này, tất cả đều chỉ là những cái Tôi dị biệt - bằng cách này hay cách khác, góc nhìn này hay góc nhìn khác đều trở thành những mảnh ghép rời rạc cho một Sài Gòn hào nhoáng, nhưng cũng nhiều góc khuất, nơi ẩn náu những nổi loạn ích kỷ đầy cảm xúc. Trong dòng chảy lúc hối hả, lúc cô đặc ở cái Sài Gòn mà họ đang nương níu, họ vướng lấy nhau, hấp dẫn nhau, rồi lại đẩy nhau ra như hai cục nam châm cùng cực. Để rồi lại quay trở về với cái Tôi cô đơn lạnh lẽo trong bản thể mỗi người.

"Sài Gòn hợp với tất cả mọi người, mà thật ra lại chẳng hợp với bất cứ ai".

Hạ Liêu, Ní, Yama đều tìm đến cái chết. Còn Du? Cô lại sẽ trở về với cái sa mạc của mình hay tìm cách rời bỏ nó? Không ai biết được và ngay cả tác giả cũng không tìm được câu trả lời. Cũng như những người xung quanh, cô vẫn mãi đi tìm một điều gì đó mà có khi càng đi tìm chúng ta càng không thấy...Vì tình yêu, rốt cuộc không phải cái đích đến, nó là chặng đường mà có đi trên nó chúng ta sẽ thu thập được những cảm giác yêu thương...

***.

Một câu chuyện tình thuần túy. Có lẽ là vậy. Nhưng điều mà tôi thích ở Linh Lê là ở cái cách cô xử lý chuyện tình mà không hề sến. Cách kể chuyện tưởng chừng nhẹ nhàng, mà gây ám ảnh hay cắt cứa. Và, cách Linh Lê viết về sex đạt tới một mức tự nhiên rất đáng yêu. Đọc thấy yêu, và đọc để yêu. Đọc để thấy mình cũng là một người tình Sài Gòn. Và mình cũng đang đi tìm những người tình Sài Gòn khác.

Nếu cho rằng đây là một cuốn tiểu thuyết viết về sex thì cũng có thể đúng. Nhưng có lẽ đúng hơn, đây là cuốn tiểu thuyết viết về nỗi cô đơn của con người, trong đó có những người tuổi trẻ. Một phong vị Murakami như đâu đó phảng phất, khi Linh Lê trích dẫn ở trang 271, "Phía Nam biên giới, Phía Tây mặt trời", Murakami viết: "Có nhiều cách sống, và nhiều cách chết. Nhưng có quan trọng gì đâu. Điều duy nhất còn lại là sa mạc." Còn lại là sa mạc. Là cát bụi. Là hoang vu. Là những gì không thể tưới tắm hay lấp đầy? Để trả lời được những câu hỏi này, có lẽ không gì hay hơn là cầm Người tình Sài Gòn trên tay và say sưa với nó.

Thông tin về tác giả:

Linh Lê tên thật là Nguyễn Huyền Linh, sinh năm 1986, tại Đà Nẵng.

Cô đã từng đoạt các giải thưởng dành cho thơ ca và truyện ngắn trong cuộc thi viết do Hội Văn nghệ thiếu nhi Đà Nằng tổ chức năm 1999.

Ngoài viết văn, làm thơ, Linh Lê còn thích vẽ tranh. Hiện cô sống và làm việc tại Hà Nội.

Mời bạn đón đọc.

 

Cả thảy là ba cuốn tiểu thuyết. Đầu tiên là Không khóc ở Kuala Lumpur, rồi đến Mùa mưa ở Singapore, còn bây giờ là Người tình Sài Gòn. Máu vốn nhiễm Sherlock Holmes, nên khi đọc xong một cuốn sách, tôi thường đưa ra những phỏng đoán, suy luận về "nhân thân" tác giả, nghĩ về những bối cảnh mà cô gái trẻ này đã từng trải qua (để có thể thiết kế những văn bản văn chương) Và, theo suy luận của tôi thì Linh Lê viết Không khóc ở Luala Lumpur trong một hồi nhớ khi đã rời xa nơi này; viết Mùa mưa ở Singapore khi đang ở Sài Gòn; còn viết Người tình Sài Gòn khi quay về với Hà Nội. Nếu như "trò thám tử" này có kết quả đúng, thì có nghĩa là nhà văn trẻ này có thói quen viết về những trải nghiệm ở nơi mình từng sống, và chỉ có thể viết khi rời xa nơi ấy, khi mà sự lắng đọng đã có thể xếp lớp dịu dàng như sóng biển miên man.

Và, trong miên man, nhà văn đã khởi động chữ.

Cảm giác của tôi là vậy, khi đọc xong hai tiểu thuyết trước của Linh Lê. Cho đến Người tình Sài Gòn thì cảm giác đó lặp lại.

Tôi đọc bản thảo Người tình Sài Gòn vào mỗi buổi sáng, mỗi buổi một ít, trong một tiệm café ở Hồ Con Rùa. Có một sự thú vị nho nhỏ, trong tiểu thuyết này, Linh Lê cũng có nhắc đến một tiệm café nào đó ở Hồ Con Rùa, rồi một quán nhậu vỉa hè đêm trên đường Pasteur (chỗ gần trường Kiến trúc), hay một góc nào đó ở phố Tàu (Quận 5). Đó cũng là những chỗ ngồi quen thuộc của tôi hay bất kỳ một người Sài Gòn nào khác. Nhưng sự quen thuộc quá đỗi đôi khi thành mặt phẳng. Sài Gòn với Linh Lê có lẽ vừa lạ vừa quen, vừa cũ vừa mới, vừa yêu lại vừa ghét. Cho nên cái nhìn của cô vừa bình thản vừa khắc khoải, vừa khám phá vừa như dửng dưng. Nhưng phần lớn là khắc dấu vào một nơi chốn nào đó cùng cảm trạng nhân vật đang sống quyện vào. Sài Gòn nhờ thế là sinh động, mà thở hực lên hơi thở tuổi trẻ như nó vốn thế.

"Sài Gòn hợp với tất cả mọi người, mà thật ra lại chẳng hợp với bất cứ ai"- Linh Lê đã viết như thế. Đó là một ý nghĩ hay là một nhận xét? Một đúc kết có tính trải nghiệm thực tế hay là sự rút tỉa cảm xúc trong khoảnh khắc? Với riêng tôi thì một nhận định như thế về Sài Gòn thật tuyệt vời. Bởi Sài Gòn là nơi của những cái bùng binh rộng lớn, là nơi của tinh thần giao thoa quốc tế. Sài Gòn là một vùng đất mở.

"Sài Gòn hợp với tất cả mọi người, mà thật ra lại chẳng hợp với bất cứ ai" Có lẽ từ đây, câu chuyện tình ở Sài Gòn bắt đầu.

Bắt đầu từ một cô gái trẻ làm một nghề rất lạ, đó là nghề nói chuyện (hay trò chuyện) trực tiếp với bất kỳ khách hàng nào theo yêu cầu. Một cô gái có cá tính mạnh mẽ, khao khát tự do, nhưng cũng rất say tình. Tuy nhiên, dường như tất cả đàn ông đều không thể lấp đầy cô, hay cảm giác sa mạc ngự trị trong cô lớn đến mức luôn cháy khát. Một cô gái có mối tình đầu rất lạ lùng. Người đàn ông của cô luôn thấy cô... ngoại tình trong mơ, luôn thấy cô ái ân lần lượt với từng người đàn ông khác. Cuối cùng, không chịu đựng được, anh ta đã tự kết liễu đời mình. Cô gái từ đó sống với những cảm trạng không mấy dễ chịu. Cô dễ dàng bị bóc trần, nhưng cũng điêu luyện khi muốn xóa dấu vết. Cô là một người tình Sài Gòn. Và những người đàn ông quanh cô là những người tình Sài Gòn khác.

Một câu chuyện tình thuần túy. Có lẽ là vậy. Nhưng điều mà tôi thích ở Linh Lê là ở cái cách cô xử lý chuyện tình mà không hề sến. Cách kể chuyện tưởng chừng nhẹ nhàng, mà gây ám ảnh hay cắt cứa. Và, cách Linh Lê viết về sex đạt tới một mức tự nhiên rất đáng yêu. Đọc thấy yêu, và đọc để yêu. Đọc để thấy mình cũng là một người tình Sài Gòn. Và mình cũng đang đi tìm những người tình Sài Gòn khác.

Nếu cho rằng đây là một cuốn tiểu thuyết viết về sex thì cũng có thể đúng. Nhưng có lẽ đúng hơn, đây là cuốn tiểu thuyết viết về nỗi cô đơn của con người, trong đó có những người tuổi trẻ. Một phong vị Murakami như đâu đó phảng phất, khi Linh Lê trích dẫn ở trang 271, "Phía Nam biên giới, Phía Tây mặt trời", Murakami viết: "Có nhiều cách sống, và nhiều cách chết. Nhưng có quan trọng gì đâu. Điều duy nhất còn lại là sa mạc." Còn lại là sa mạc. Là cát bụi. Là hoang vu. Là những gì không thể tưới tắm hay lấp đầy? Để trả lời được những câu hỏi này, có lẽ không gì hay hơn là cầm Người tình Sài Gòn trên tay và say sưa với nó.

Còn với riêng tôi, khi đọc đến dòng cuối của trang bản thảo, chợt nghĩ đến một câu thoại trong bộ phim One Day: Dù ngày mai có thế nào đi nữa, thì chúng ta cũng có ngày hôm nay.

(Báo phunuonline.com.vn giới thiệu ngày 13/3/2013)

Trần Nhã Thụy

"Sài Gòn hợp với tất cả mọi người, mà thật ra lại chẳng hợp với bất cứ ai"- Linh Lê đã nhận xét "gây sốc" về Sài Gòn như vậy. Chị chia sẻ: "Tôi không so đo, đong đếm là mình hiểu về Sài Gòn thế nào, hiểu được bao nhiêu. Tôi viết cả cuốn sách với rất nhiều trang sách dành cho Sài Gòn, chứ không phải riêng một câu nói như vậy; và phải đặt câu nói này trong tương quan với toàn bộ tác phẩm, vì khi viết, bao giờ tôi cũng đặt mình vào vị trí đại diện cho các nhân vật của mình.

Khi tôi viết như vậy, cũng có nhiều người Sài Gòn hoặc sống ở Sài Gòn lâu năm không đồng quan điểm lắm, nhưng tôi cho rằng, mỗi người chúng ta là những cá thể biệt lập, không ai giống ai, mỗi người là một câu chuyện, nên cảm quan nhìn nhận cũng khác nhau.

"Sài Gòn hợp với tất cả mọi người, mà thật ra lại chẳng hợp với bất cứ ai", đối với tôi, đó là điều đẹp nhất và cũng là điều thú vị nhất của Sài Gòn, vì như tôi đã nói từ đầu tiểu thuyết: Sài Gòn là bức tranh của nhiều mảnh ghép xa lạ.

* Tên các tác phẩm của Linh Lê thể hiện sự "di chuyển" của tác giả, lúc thì ở Kuala Lumpur, lúc ở Singapore và bây giờ là Sài Gòn. Xin hỏi sự "xê dịch" này với chị là một nhu cầu hay đó chỉ là công việc khiến chị phải di chuyển và điều này để lại trong tác phẩm những dấu ấn gì?

- Tôi đến Kuala Lumpur, Singapore và Sài Gòn là vì những cái duyên "đến" và "đi" rất tình cờ. Ở mỗi nơi đi qua đều có những duyên gặp gỡ mới với những câu chuyện mới, chừng ấy năm sống văng mình cho những nơi xa lạ rồi lại hóa thân quen là một trải nghiệm thú vị của tôi. Khi xa những nơi chốn từng gắn bó với mình rồi thì mới thấy tất cả những điều ấy trở thành máu thịt của mình từ lúc nào không hay và khi viết, giống như mình tự xoa dịu những vương mang, luyến lưu của mình vậy.

Nếu muốn hiểu rõ hơn những điều này để lại trong tác phẩm của tôi những dấu ấn gì thì có lẽ không có cách nào thuyết phục hơn là tôi hân hạnh được mời thử dành chút thời gian để khám phá chính những tác phẩm ấy. Hiện tại, tôi vẫn đang chờ đợi cuộc sống đưa mình đến với những duyên gặp gỡ mới trong đời.

* Được biết quê chị ở Đà Nẵng, hiện sống tại Hà Nội nhưng hai địa danh này vẫn chưa được chị viết thành một cuốn sách. Có phải chị "cần một khoảng cách" mới có thể viết về những nơi đó?

- Nếu nói về "khoảng cách" thì đáng lẽ ra tôi đã viết về Đà Nẵng và Hà Nội từ lâu lắm rồi, vì tôi rời Đà Nẵng năm 18 tuổi, và rời Hà Nội năm 20 tuổi, và mới trở về Hà Nội được gần 1 năm nay. Đà Nẵng và Hà Nội là hai nơi gắn bó với tôi từ lúc ấu thơ cho đến tận bây giờ, tôi thân thuộc từ những điều xưa cũ đến hiện đại của hai nơi này. Nhưng chính vì sự gắn bó như vậy, vì một tình yêu tri kỷ như vậy mà tôi muốn chờ đợi, chờ đợi khi đã lang thang qua tất cả các nơi với tất cả những trải nghiệm, những "được" và "mất" trong đời sẽ trở lại để nhìn thấy mình rõ hơn nữa.

* Có nhiều lời nhận xét tích cực về Người tình Sài Gòn. Riêng chị, chị sẽ nhận xét thế nào về tác phẩm của mình?

- Không chỉ riêng Người tình Sài Gòn, cả những tác phẩm khác của tôi Không khóc ở Kuala Lumpur, Mùa mưa ở Singapore... tôi xin được tóm gọn lại trong một câu thôi: Tất cả các tác phẩm văn chương của tôi đều là những tác phẩm của một người đàn bà đích thực.

Trong một bài phỏng vấn cách đây không lâu của tôi, có một câu hỏi được đưa ra là: "Thế nào là người đàn bà đích thực?", và tôi trả lời rằng: "Người đàn bà đích thực là người đàn bà luôn mong có cả thế giới".

* Có thể nói Linh Lê là một trong số ít các tác giả nữ trẻ đẹp hiện nay, với nhiều người thì nhan sắc cũng là một cơ hội trời cho để lập danh, lập nghiệp... Vì sao chị lại chọn con đường viết lách để người đời biết đến mình?

- Tôi đâu có chọn. Tôi thuận theo mọi điều tự nhiên và tố chất của bản thân mình. Văn chương ngấm vào tôi từ bé, tôi thích sáng tác thơ, văn, nghĩ vẩn vơ và lãng mạn từ bé. Tôi nghĩ, có khi văn chương chọn mình đấy chứ. Với nhiều người khác, có thể người ta có cái duyên nhan sắc để đi trên một con đường khác, còn tôi, từ trước đến giờ, vẫn luôn thấy mình đẹp nhất trong văn chương. Vậy thì tại sao phải từ chối vẻ đẹp ấy?

(Báo thethaovanhoa.vn giới thiệu ngày 19/3/2013)

Hoàng Nhân (thực hiện) Thể thao & Văn hóa

Xem thêm
Thông tin tác giả
Thông tin chi tiết
Tác giả Linh Lê
Nhà xuất bản Nxb Hội Nhà Văn
Nhà phát hành Phương Đông
Giá bìa 125.000 vnđ
Khối lượng 242.00 gam
Ngôn Ngữ Tiếng Việt
Kích thước 13 x 20.5 cm
Ngày phát hành 02/08/2019
Số trang 204
Cuoc-thi-review-sach-topsach.vn
Nhận xét từ bạn đọc
Đánh giá trung bình
4.5/5
star star star star star>
0 vote
GỬI NHẬN XÉT CỦA BẠN
  • Đánh giá của bạn về sản phẩm này:
  • Tiêu đề của nhận xét
Đăng nhập để nhận xét