Lịch Sử Triết Học Trung Quốc (Bộ 2 Tập)
Lời tựa của dịch giả Derk Bodde 1
Mặc dù những phát minh hiện đại thời nay đang giúp con người xích lại gần nhau hơn, nhưng thực sự vẫn còn đó những rào cản về tri thức khiến con người cũng như các dân tộc chưa thể hiểu biết được lẫn nhau. Hiện nay, như ta rất thường thấy trong lịch sử thế giới, sự phát triển về giao tiếp vật chất đã vượt lên trước sự phát triển về giao tiếp trí tuệ; và chính trong thời đại mà các phương thức truyền thông phát triển nhanh như hiện nay thì việc hiểu biết và thông cảm giữa các dân tộc càng cần phải được quan tâm thực hiện.
Người ta luôn nghe những lời lẽ (thậm chí do các đại học giả phương Tây nói) đại loại như: “Thời Hôn Ám ở Âu Châu đã đẩy thế giới đến một trình độ văn hoá thấp nhất.” Nói như vậy là không biết rằng: cùng lúc với thời Hôn Ám ở Âu Châu, một nền văn hoá rực rỡ huy hoàng của nhân loại đang xảy ra dưới đời Đường tại Trung Quốc, và quyển sách đầu tiên của thế giới đã được in ra tại vương quốc này trong thế kỷ IX.2 Rất nhiều người chúng ta ở phương Tây đã có cái nhìn mà Trang Tử bảo là “ếch ngồi đáy giếng” (well-frog), tức là xem cả thế giới lớn bằng cái vòm trời qua miệng giếng. Khi đa số chúng ta cho rằng cái di sản văn hoá Hi Lạp và La Mã vẫn là tiêu biểu của thế giới, thì khoa học so sánh các nền văn minh càng cần thiết hơn bao giờ hết, không chỉ để hiểu được các nền văn hoá nước ngoài mà còn để hiểu chính nền văn hoá của chúng ta, ngõ hầu chúng ta có sự đánh giá khách quan.
Chính vì các nguyên do đó mà bản dịch Anh ngữ này ra đời, với niềm hy vọng rằng nó sẽ giúp phương Tây thấy được một học giả Trung Quốc vốn được đào tạo theo kiểu phương Tây đã nhận định thế nào về nền triết học của chính đất nước của ông. Đây là bản dịch của Trung Quốc Triết Học Sử, của Tiến sĩ Phùng Hữu Lan, tốt nghiệp Đại học Columbia (Mỹ) và hiện (1937) giảng dạy triết học tại Đại học Thanh Hoa, Bắc Kinh. Quyển I bao quát thời đại Tử Học, một thời đại có thể nói là rực rỡ nhất trong triết học Trung Quốc, trải dài từ thời xa xưa đến khoảng năm 100 TCN, khi mà Nho giáo chiếm địa vị chính thống. Trong các tác phẩm viết về thời kỳ này, bộ sách của Phùng Hữu Lan hẳn là hoàn bị nhất, và trong nhiều phương diện, người ta có thể hy vọng đây là một trong những bộ sách tốt nhất. Quyển II nối tiếp lịch sử triết học Trung Quốc, từ cuối thời đại Tử Học cho đến hiện nay.
Chúng ta cần chú ý rằng tác giả đã trích dẫn rất nhiều đoạn cổ văn từ các nguồn thư tịch gốc. Việc này khiến tác phẩm của ông không những là một sách tham khảo quý báu về các văn bản gốc của triết học Trung Quốc, mà còn tạo sự thuận lợi bởi vì nó để cho các văn bản cổ xưa tự lên tiếng. Đó là một điều rất quan trọng trong một lĩnh vực như triết học Trung Quốc, khi một văn bản thường có nhiều lời bình chú. Khi chuyển các đoạn văn trích này sang Anh ngữ, tôi cố bám vào nguyên tác, đồng thời cũng tham bác các bản dịch có sẵn bằng các ngôn ngữ phương Tây. Để thuận tiện, tôi đưa vào các ghi chú tham khảo, và tôi hiếm khi chấp nhận các lời dịch đó mà không có sự điều chỉnh của chính mình, ngõ hầu bản dịch của tôi được chính xác hơn
QUYỂN 2: THỜI ĐẠI KINH HỌC
CHƯƠNG 1: PHIẾM LUẬN VỀ THỜI ĐẠI KINH HỌC
Các nhà nghiên cứu lịch sử triết học Tây phương thường phân chia lịch sử triết học Tây phương làm ba thời kỳ: Thượng cổ, trung cổ, và cận đại. Điều ấy chẳng phải là một sự phân biệt tuỳ ý, bởi vì trong lịch sử triết học Tây phương mỗi thời kỳ quả thực đều có tinh thần đặc biệt và diện mục đặc thù của nó. Tương tự, lịch sử triết học Trung Quốc nếu chỉ chú ý về phương diện thời kỳ, thì cũng có thể phân chia làm ba thời kỳ: Thượng cổ, trung cổ, và cận đại. Mỗi thời kỳ đều có một nền triết học riêng, nên cũng có thể lấy “thượng cổ, trung cổ, và cận đại” để đặt tên cho chúng. Những danh xưng này cũng được dùng trong quyển sách này. Nhưng từ một phương diện khác mà nói, Trung Quốc quả thực chỉ có triết học thượng cổ và triết học trung cổ, chứ không có triết học cận đại.
Nói rằng Trung Quốc không có triết học cận đại, thì nó không có nghĩa rằng trong thời cận đại Trung Quốc không có triết học. Tuy nhiên, nó nêu ra một sự khác biệt quan trọng giữa Trung Quốc và Tây phương. Trong lịch sử triết học Tây phương, cái gọi là triết học trung cổ và triết học cận đại ngoài sự bất đồng về thời đại phát sinh còn có sự khác biệt rất rõ ràng về tinh thần và diện mục của chúng. Trong lịch sử triết học Tây phương, các hệ thống triết học được thành lập do các triết gia như Plato, Aristotle, v.v... vốn là cốt lõi của nền triết học thượng cổ của họ. Triết học trung cổ phần lớn đã chuyển mình trong các hệ thống này. Trong nền triết học trung cổ ấy có những thành phần mới thuộc về nhân sinh quan và vũ trụ quan của Thiên Chúa giáo. Các triết gia thời ấy cũng không phải là không thường có kiến giải mới, nhưng những thành phần mới và những kiến giải mới này cũng dựa vào các hệ thống triết học cổ đại, dùng những thuật ngữ của triết học cổ đại để diễn đạt. Bình cũ không thể chứa rượu mới. Trong triết học trung cổ của Tây phương không phải hoàn toàn không có rượu mới, nhưng vì lượng rượu mới này không nhiều hoặc vì nó không quá mới, cho nên nó có thể chứa được trong cái bình cũ của triết học cổ đại. Đến thời hiện đại, tư tưởng con người hoàn toàn biến đổi, các tân triết gia đều trực tiếp quan sát sự thực. Triết học của họ không dựa theo xưa và các thuật ngữ họ dùng phần lớn là tân tạo. Nói cách khác, rượu mới vừa nhiều vừa mới nên cái bình cũ không thể chứa nổi. Cái bình cũ bị phá vỡ và cái bình mới đã thay thế. Đó là lý do tại sao tôi nói rằng trong lịch sử triết học Tây phương cái gọi là triết học trung cổ và triết học cận đại ngoài sự bất đồng về thời đại phát sinh còn có sự khác biệt rất rõ ràng về tinh thần và diện mục của chúng.
Mục lục quyển 1:
Lời tựa của dịch giả Derk Bodde
Lời tựa của bản dịch Việt ngữ
Biển rộng trời cao ta vút bay
Chương 1. Mở đầu
Chương dẫn nhập (Chương 1 rút gọn của dịch giả derk bodde)
Chương 2. Phiếm luận thời đại tử học – 51
Chương 3. Tư tưởng và tôn giáo trước thời khổng tử
Chương 4. Khổng tử và khởi nguyên của nho gia
Chương 5. Mặc tử và mặc gia thời kỳ đầu
Chương 6. Mạnh tử và mạnh học
Chương 7. Cái học bách gia thời chiến quốc
Chương 8. Lão tử và lão học trong đạo gia
Chương 9. Huệ Thi, Công Tôn Long, và các biện giả khác
Chương 10. Trang tử và trang học trong đạo gia
Chương 11. Mặc kinh và các mặc gia về sau
Chương 12. Tuân tử và tuân học trong nho gia
Chương 13. Hàn phi tử và các pháp gia khác
Chương 14. Nho gia đời Tần và đời Hán
Chương 15. Vũ trụ luận trong dịch truyện và sách hoài nam hồng liệt
Chương 16. Lục nghệ của nho gia và sự độc tôn của nho gia
Niên biểu thời đại tử học
Mục lục quyển 2:
Chương 1: Phiếm luận về thời đại kinh học
Chương 2: Đổng trọng thư và kinh học kim văn
Chương 3: Cái học sấm vĩ và tượng số giữa hai đời hán
Chương 4: Kinh Học cổ văn và dương hùng, vương sung
Mời bạn đón đọc.
(Thứ Sáu, 11/05/2007) Lịch sử triết học Trung Quốc
TT - Vào khoảng giữa thập niên 1990, bộ Đại cương triết học Trung Quốc của hai học giả Giản Chi, Nguyễn Hiến Lê được tái bản, khởi động lại trào lưu sách triết học được xuất bản trên thị trường sách VN.
Bộ sách gần như trở thành sách giáo khoa dành cho những ai muốn có cái nhìn tổng thể về một trong những nền triết học phát triển rực rỡ nhất thế giới.
Hai học giả Giản Chi, Nguyễn Hiến Lê đã lựa chọn cách biên soạn chia thành từng vấn đề, chứ không thành từng thời đại, từng môn phái... nên những bạn đọc muốn nhìn triết học Trung Quốc theo “chiều dọc” lịch sử phải vừa đọc vừa có động thái tự sắp xếp lại niên biểu của từng triết gia.
Lần này, Nhà xuất bản Khoa Học Xã hội cho xuất bản bộ sách Lịch sử triết học Trung Quốc qua bản dịch của Lê Anh Minh. Bộ sách đã trở thành kinh điển trong lĩnh vực sử triết ở Trung Quốc ngay từ khi vừa xuất hiện năm 1931.
Theo dịch giả của bản Trung Quốc triết học sử từ nguyên ngữ ra tiếng Anh, tiến sĩ Derk Bodde, ở phần giới thiệu của bộ sách thì: “Quyển I bao quát thời đại Tử học, một thời đại có thể nói là rực rỡ nhất trong triết học Trung Quốc, trải dài từ thời xa xưa đến khoảng năm 100 trước Công nguyên, khi mà Nho giáo chiếm địa vị chính thống. Trong các tác phẩm viết về thời kỳ này, bộ sách của Phùng Hữu Lan hẳn là hoàn bị nhất, và trong nhiều phương diện, người ta có thể hi vọng đây là một trong những bộ sách tốt nhất. Quyển II nối tiếp lịch sử triết học Trung Quốc, từ cuối thời đại Tử học cho đến hiện nay”.
LÃM NGUYÊN
(Thứ Sáu, 11/05/2007) Lịch sử triết học Trung Quốc
TT - Vào khoảng giữa thập niên 1990, bộ Đại cương triết học Trung Quốc của hai học giả Giản Chi, Nguyễn Hiến Lê được tái bản, khởi động lại trào lưu sách triết học được xuất bản trên thị trường sách VN.
Bộ sách gần như trở thành sách giáo khoa dành cho những ai muốn có cái nhìn tổng thể về một trong những nền triết học phát triển rực rỡ nhất thế giới.
Hai học giả Giản Chi, Nguyễn Hiến Lê đã lựa chọn cách biên soạn chia thành từng vấn đề, chứ không thành từng thời đại, từng môn phái... nên những bạn đọc muốn nhìn triết học Trung Quốc theo “chiều dọc” lịch sử phải vừa đọc vừa có động thái tự sắp xếp lại niên biểu của từng triết gia.
Lần này, Nhà xuất bản Khoa Học Xã hội cho xuất bản bộ sách Lịch sử triết học Trung Quốc qua bản dịch của Lê Anh Minh. Bộ sách đã trở thành kinh điển trong lĩnh vực sử triết ở Trung Quốc ngay từ khi vừa xuất hiện năm 1931.
Theo dịch giả của bản Trung Quốc triết học sử từ nguyên ngữ ra tiếng Anh, tiến sĩ Derk Bodde, ở phần giới thiệu của bộ sách thì: “Quyển I bao quát thời đại Tử học, một thời đại có thể nói là rực rỡ nhất trong triết học Trung Quốc, trải dài từ thời xa xưa đến khoảng năm 100 trước Công nguyên, khi mà Nho giáo chiếm địa vị chính thống. Trong các tác phẩm viết về thời kỳ này, bộ sách của Phùng Hữu Lan hẳn là hoàn bị nhất, và trong nhiều phương diện, người ta có thể hi vọng đây là một trong những bộ sách tốt nhất. Quyển II nối tiếp lịch sử triết học Trung Quốc, từ cuối thời đại Tử học cho đến hiện nay”.
LÃM NGUYÊN
(Thứ Năm, 05/04/2007) Dịch giả Lê Anh Minh và "Lịch sử triết học Trung Quốc "
(Thứ Năm, 05/04/2007) Dịch giả Lê Anh Minh và "Lịch sử triết học Trung Quốc "
Dịch giả Lê Anh Minh
Dịch giả Lê Anh Minh
TTO - Xuất hiện trong giới học thuật với những công trình đồ sộ về văn hóa phương Đông như: Triết giáo Đông phương (đồng chủ biên), Kinh Dịch Và Cấu Hình Tư Tưởng Trung Quốc (đồng chủ biên), Lịch sử văn minh và các triều đại Trung Quốc (đồng chủ biên), Chu dịch đại truyện..., Lê Anh Minh khiến cho người đọc bình thường lẫn giới nghiên cứu cuốn hút bởi tính uyên bác của học thuật lẫn sự trong sáng của văn phong thể hiện.
Nhân dịp cuốn sách mới nhất mà ông dịch sang tiếng Việt vừa ra mắt - cuốn Lịch sử triết học Trung Quốc của Phùng Hữu Lan, một công trình đồ sộ và quan trọng của văn hóa Trung Quốc, được xem như một giáo trình căn bản về triết học Trung Quốc tại các Đại học Tây phương, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, chúng tôi có cuộc trò chuyện với ông:
* Việc dịch các tác phẩm kinh điển của triết học đang được chú trọng, ông đánh giá thế nào về ý nghĩa của công việc này?
- Dịch giả Lê Anh Minh: Đó là một việc rất đáng mừng. Khi độc giả bắt đầu chịu đọc sách triết tức là đời sống tinh thần của xã hội được nâng lên và sự hiểu biết cũng mở rộng. Thí dụ, đọc sách triết Trung Quốc chúng ta sẽ hiểu nhân sinh quan và vũ trụ quan của người Trung Quốc, và hiểu thêm về văn hóa của họ.
* Được biết, ông biết các ngoại ngữ Hán, Anh, Đức. Vậy theo ông, dịch tiếng Hán sang tiếng Việt có gì khác biệt với dịch các ngôn ngữ của phương Tây không?
- Tôi thấy có sự khác biệt, ít nhất là đối với tôi. Chẳng hạn, ngữ pháp tiếng Đức rất phức tạp, do vậy, muốn dịch một câu sang tiếng Việt cho suôn sẻ thì phải xử lý lại cấu trúc câu. Do đó, nói chung bản dịch từ các ngôn ngữ phương Tây sang tiếng Việt thường thường không được tự nhiên lắm. Trong khi đó, tiếng Hán khá gần gũi với tiếng Việt nên dịch dễ dàng hơn. Tuy nhiên, vấn đề này còn tùy từng dịch giả nữa.
* Phùng Hữu Lan là một tên tuổi khá quen thuộc ở Việt Nam, vậy ông có thể cho biết trước 1975 có những ai đã dịch và nghiên cứu Phùng Hữu Lan?
- Ở miền Bắc thì tôi không rõ; còn ở miền Nam trước 1975 chưa có công trình nào nghiên cứu Phùng Hữu Lan được xuất bản. Học giả Nguyễn Đăng Thục và học giả Nguyễn Hiến Lê có tham khảo bộ Trung Quốc Triết Học Sử (2 quyển) để viết triết học Trung Quốc. Về việc phiên dịch, dịch giả Nguyễn Hữu Ái lược dịch quyển 1 (NXB Khai Trí, không rõ năm xuất bản). Dịch giả Nguyễn Văn Dương dịch quyển tóm tắt của bộ sử này, tức là quyển A Short History of Chinese Philosophy, nhưng vì ông không có bản tiếng Anh nên dịch lại bản dịch tiếng Pháp của Guillaume Dunstheimer. Bản dịch của ông nhan đề Đại Cương Triết Học Sử Trung Quốc (Viện Đại Học Vạn Hạnh ấn hành, 1968); gần đây được in lại.
* Như vậy là đã có người dịch tác phẩm của Phùng Hữu Lan sang tiếng Việt, thế thì điểm mới của bản dịch này là gì?
- Phùng Hữu Lan viết ba bộ sử (gọi là Tam Sử). Đầu tiên là Trung Quốc Triết Học Sử (2 quyển); sau đó ông tự viết bằng tiếng Anh rút gọn bộ đó thành A Short History of Chinese Philosophy; về cuối đời ông viết lại bộ đầu tiên thành Trung Quốc Triết Học Sử Tân Biên (7 quyển). Như nói trên, trước đây có hai người dịch Phùng Hữu Lan, ông Nguyễn Hữu Ái lược dịch phần đầu; ông Nguyễn Văn Dương thì dịch bản rút gọn. Do đó, bản dịch của tôi là mới mẻ hoàn toàn: lần đầu tiên tại Việt Nam có bản dịch trọn bộ Trung Quốc Triết Học Sử (2 quyển).
Tôi dùng cả nguyên tác Hán ngữ và bản dịch tiếng Anh của Derk Bodde. Trong bản dịch Anh ngữ, Derk Bodde và Phùng Hữu Lan có sửa đổi nhiều chỗ, khác với bản Hán ngữ. Tôi linh động dịch cả hai. Thí dụ, tôi dịch cả chương đầy đủ của bản Hán ngữ và chương rút gọn của bản Anh ngữ; chương nào được Derk Bodde và Phùng Hữu Lan sửa đổi thì tôi dịch theo phần đã sửa. Tuy vậy, tiếc phần bị bỏ đi, tôi vẫn dịch nó và ghi là Phụ Chương. Ngoài ra tôi còn bổ sung thêm, như: so sánh giữa Chu Dịch và Thái Huyền Kinh, dịch thêm bài Luận Phật Cốt Biểu của Hàn Dũ, tiểu sử và hình ảnh của các triết gia.
Trong bản dịch này tôi bảo lưu nguyên văn chữ Hán của các đoạn trích dẫn cổ văn trong nguyên tác, đồng thời phiên âm Hán - Việt và chú giải thêm. Bản dịch này có chú thích của Phùng Hữu Lan, chú thích rất kỹ của Derk Bodde, và phần phụ chú riêng của tôi (để độc giả khỏi mất công tra cứu). Tôi còn dịch thêm bài viết của Trương Quý Đồng đánh giá bộ Trung Quốc Triết Học Sử của Phùng Hữu Lan và nêu ra phương pháp đọc bộ sách này. Đây là bài viết quan trọng mà độc giả cần đọc trước tiên.
* Cách đánh giá về các nhà triết học Trung Quốc của Phùng Hữu Lan có điểm gì khác biệt so với các học giả khác?
- Về điểm này bài viết của Trương Quý Đồng phân tích rất rõ. Phùng Hữu Lan vận dụng duy vật sử quan và vận dụng rất linh hoạt chứ không máy móc. Thí dụ ông viết: “Tư tưởng con người đều bị hoàn cảnh tinh thần và vật chất của họ hạn chế”. Do đó, trước khi trình bày sự biến hóa tư tưởng triết học thì ông nói về căn nguyên xã hội của nó. Trước khi trình bày tư tưởng của một triết gia thì tác giả thường nói đến hoàn cảnh của người đó. Thí dụ khi nói đến Khổng Tử thì tác giả trình bày trước tiên tình hình văn hóa của nước Lỗ; khi giảng về Mặc Tử thì trình bày trước tiên quan hệ của Mặc Tử với nước Tống và nước Lỗ; khi giảng về Lão Tử và Trang Tử thì trước tiên thuyết minh tình hình văn hóa của nước Sở và tinh thần của người Sở,... Đó là điểm khác biệt của Phùng Hữu Lan so với các học giả khác.
* Ở Trung Quốc người ta đã thành lập hội “Phùng học” để nghiên cứu triết học của Phùng Hữu Lan, ông có nghĩ là mình sẽ tiếp tục dịch các tác phẩm của Phùng tiên sinh sang tiếng Việt không?
- Sau khi dịch xong bộ Lịch sử triết học Trung Quốc của Phùng Hữu Lan, tôi đã dịch tiếp quyển Tinh thần của triết học Trung Quốc của ông. Bản thảo hoàn tất cuối năm ngoái, đã đưa cho nhà xuất bản, hy vọng xuất bản trong năm 2007 này.
LÊ TÂN thực hiện
LỊCH SỬ TRIẾT HỌC TRUNG QUỐC
(Ngày 01-04-2007)
Derk Bodde, nhà nghiên cứu triết học người Mỹ, dịch giả và đồng thời cũng là học trò của Phùng Hữu Lan, đánh giá về công trình này khi chuyển ngữ sang tiếng Anh: “Trong các tác phẩm viết về thời kỳ này, bộ sách của Phùng Hữu Lan hẳn là hoàn bị nhất và trong nhiều phương diện người ta có thể hy vọng đây là một trong những bộ sách tốt nhất”. Và ông đánh giá công việc của mình: “Khi đa số chúng ta cho rằng cái di sản văn hóa Hy Lạp và La Mã vẫn là tiêu biểu của thế giới, thì khoa học so sánh các nền văn minh càng cần thiết hơn bao giờ hết, không chỉ để hiểu các nền văn hóa nước ngoài mà còn để hiểu chính nền văn hóa của chúng ta, ngõ hầu chúng ta có được sự khách quan”.
Trong khi người châu Âu và Mỹ, muốn dùng công trình của Phùng Hữu Lan làm “chìa khóa” để đi vào tìm hiểu văn hóa Trung Quốc, thì chúng ta, “người láng giềng” của nền văn hóa vĩ đại này, mãi đến hôm nay mới tiếp cận được di sản của Phùng Hữu Lan. Tuy nhiên, trong học thuật và triết lý, nhận ra vấn đề không bao giờ là quá muộn. Do vậy, khi cầm bản dịch này trên tay, độc giả đã tìm cho mình một hướng đi cẩn trọng, để hiểu được văn hóa Trung Quốc.
Là một người say mê với văn hóa Trung Quốc, dịch giả Lê Anh Minh được biết đến khi tham gia biên soạn và dịch hàng loạt tác phẩm có giá trị như: Triết giáo Đông phương (đồng chủ biên), Kinh Dịch và cấu hình tư tưởng Trung Quốc (đồng chủ biên), Lịch sử văn minh và các triều đại Trung Quốc (đồng chủ biên), Chu dịch đại truyện v.v... Hơn thế, trong bản dịch này ngoài chú thích của Phùng Hữu Lan và Derk Bodde, còn có sự “đóng góp” của chính dịch giả để cho bản dịch không những trong sáng hơn, mà còn giúp bạn đọc dễ hiểu hơn.
Trong triết lý, vấn đề quan trọng là biết đặt câu hỏi: “Một câu hỏi đúng quan trọng hơn một câu trả lời cho câu hỏi sai”. Vậy khi đọc bộ sách này rồi tự đặt câu hỏi, biết đâu, chúng ta sẽ tìm ra những câu hỏi mới, đôi khi quan trọng hơn câu trả lời (mà nếu có câu trả lời thì càng tốt), cho chính chúng ta.
Lê Tân
LỊCH SỬ TRIẾT HỌC TRUNG QUỐC
(Ngày 01-04-2007)
Derk Bodde, nhà nghiên cứu triết học người Mỹ, dịch giả và đồng thời cũng là học trò của Phùng Hữu Lan, đánh giá về công trình này khi chuyển ngữ sang tiếng Anh: “Trong các tác phẩm viết về thời kỳ này, bộ sách của Phùng Hữu Lan hẳn là hoàn bị nhất và trong nhiều phương diện người ta có thể hy vọng đây là một trong những bộ sách tốt nhất”. Và ông đánh giá công việc của mình: “Khi đa số chúng ta cho rằng cái di sản văn hóa Hy Lạp và La Mã vẫn là tiêu biểu của thế giới, thì khoa học so sánh các nền văn minh càng cần thiết hơn bao giờ hết, không chỉ để hiểu các nền văn hóa nước ngoài mà còn để hiểu chính nền văn hóa của chúng ta, ngõ hầu chúng ta có được sự khách quan”.
Trong khi người châu Âu và Mỹ, muốn dùng công trình của Phùng Hữu Lan làm “chìa khóa” để đi vào tìm hiểu văn hóa Trung Quốc, thì chúng ta, “người láng giềng” của nền văn hóa vĩ đại này, mãi đến hôm nay mới tiếp cận được di sản của Phùng Hữu Lan. Tuy nhiên, trong học thuật và triết lý, nhận ra vấn đề không bao giờ là quá muộn. Do vậy, khi cầm bản dịch này trên tay, độc giả đã tìm cho mình một hướng đi cẩn trọng, để hiểu được văn hóa Trung Quốc.
Là một người say mê với văn hóa Trung Quốc, dịch giả Lê Anh Minh được biết đến khi tham gia biên soạn và dịch hàng loạt tác phẩm có giá trị như: Triết giáo Đông phương (đồng chủ biên), Kinh Dịch và cấu hình tư tưởng Trung Quốc (đồng chủ biên), Lịch sử văn minh và các triều đại Trung Quốc (đồng chủ biên), Chu dịch đại truyện v.v... Hơn thế, trong bản dịch này ngoài chú thích của Phùng Hữu Lan và Derk Bodde, còn có sự “đóng góp” của chính dịch giả để cho bản dịch không những trong sáng hơn, mà còn giúp bạn đọc dễ hiểu hơn.
Trong triết lý, vấn đề quan trọng là biết đặt câu hỏi: “Một câu hỏi đúng quan trọng hơn một câu trả lời cho câu hỏi sai”. Vậy khi đọc bộ sách này rồi tự đặt câu hỏi, biết đâu, chúng ta sẽ tìm ra những câu hỏi mới, đôi khi quan trọng hơn câu trả lời (mà nếu có câu trả lời thì càng tốt), cho chính chúng ta.
Lê Tân
Dấu ấn thời gian
Lịch sử triết học Trung Quốc
(SGGP Ngày 21/04/2007)
Là bộ sách của tác giả Phùng Hữu Lan, do Lê Anh Minh dịch. Phùng Hữu Lan, người tiên phong thuộc trường phái Tân Nho gia, học giả, giáo sư Đại học Thanh Hoa (Bắc Kinh, Trung Quốc), giáo sư thỉnh giảng tại Princenton University, Columbia University (Hoa Kỳ), tác giả của những công trình quan trọng về lịch sử triết học và triết học Trung Quốc như: Trung Quốc triết học sử, Trung Quốc Triết học giản sử, Trinh nguyên lục thư, Trung Quốc triết học sử tân biên.
Dấu ấn thời gian
Lịch sử triết học Trung Quốc
(SGGP Ngày 21/04/2007)
Là bộ sách của tác giả Phùng Hữu Lan, do Lê Anh Minh dịch. Phùng Hữu Lan, người tiên phong thuộc trường phái Tân Nho gia, học giả, giáo sư Đại học Thanh Hoa (Bắc Kinh, Trung Quốc), giáo sư thỉnh giảng tại Princenton University, Columbia University (Hoa Kỳ), tác giả của những công trình quan trọng về lịch sử triết học và triết học Trung Quốc như: Trung Quốc triết học sử, Trung Quốc Triết học giản sử, Trinh nguyên lục thư, Trung Quốc triết học sử tân biên.
Sinh thời, ông luôn luôn tâm niệm một điều rằng: làm thế nào để truyền bá được tư tưởng triết học của Trung Quốc sang những quốc gia, những nền văn hóa khác. Và trong chừng mực nào đó, ông đã thỏa nguyện. Derk Bodde, dịch giả, nhà nghiên cứu văn hóa Trung Quốc, người sau này dịch các tác phẩm của Phùng Hữu Lan sang Anh ngữ và là học trò của ông đã tuyên tụng công trình của Phùng Hữu Lan: “Rất nhiều người chúng ta ở phương Tây có cái nhìn mà Trang Tử bảo là “ếch ngồi đáy giếng”, tức là xem cả thế giới bằng cái vòm trời qua miệng giếng. Khi chúng ta cho rằng cái di sản văn hóa Hy Lạp và La Mã vẫn là tiêu biểu của thế giới thì khoa học so sánh giữa các nền văn minh càng cần thiết hơn bao giờ hết, không chỉ để hiểu các nền văn hóa nước ngoài mà còn để hiểu chính chúng ta”. Nằm trong tâm thế ấy, nên khi bộ Trung Quốc triết học sử được ra mắt qua ấn bản Việt ngữ với tên gọi: Lịch sử triết học Trung Quốc quả thực là một nỗ lực đáng trân trọng. Và có lẽ, trong một chừng mực nào đó, chúng ta đã tìm được một chìa khóa để mở vào nền triết học Trung Quốc một cách cẩn trọng và chuẩn xác nhất - điều mà người Tây phương đã làm từ lâu. Một việc làm mà theo tôi là khá muộn, nhưng muộn còn hơn không, nhất là điều ấy lại bắt nguồn từ trong triết lý. LÊ TÂN
(Thứ Sáu, 21/03/2008) (Nhà văn về làng - bút ký của Nguyễn Quang Sáng - NXB Văn Nghệ)
Thật ra là Nguyễn Quang Sáng đang nhẩn nha kể về chuyện đời, chuyện nghề, chuyện những mối quan hệ văn nghệ sĩ trong Nam ngoài Bắc... bằng một giọng văn tự nhiên như cách rủ bạn thân về nhà mình chơi.
Những câu chuyện hình thành từ tuổi lên mười, khi bắt đầu theo Vệ quốc đoàn vào chiến trường miền Tây Nam bộ. Ở đó có những duyên cớ để hình thành các câu chuyện có liên quan đến những văn nghệ sĩ từ buổi đầu kháng chiến. Và trong cái "làng văn nghệ" của Nguyễn Quang Sáng, những câu chuyện được mở rộng ra, đầy ắp dần lên theo bước chân sáng tác của ông.
Đọc bút ký Nguyễn Quang Sáng, thấy chuyện nghề được ông chuyển tải thật khéo, kiểu như ông kể khởi sự văn chương thời còn đi học là trang nhật ký chép nộp cho thầy được chấm điểm "không ghi sổ" 18/20, hay như những lúc ông để ý Nguyễn Tuân cẩn thận học cách dùng từ địa phương và nhà văn Sơn Nam quan niệm "đi bộ sẽ nghe kỹ, hiểu sâu hơn cuộc sống xung quanh"…
(Thứ Sáu, 21/03/2008) (Nhà văn về làng - bút ký của Nguyễn Quang Sáng - NXB Văn Nghệ)
Thật ra là Nguyễn Quang Sáng đang nhẩn nha kể về chuyện đời, chuyện nghề, chuyện những mối quan hệ văn nghệ sĩ trong Nam ngoài Bắc... bằng một giọng văn tự nhiên như cách rủ bạn thân về nhà mình chơi.
Những câu chuyện hình thành từ tuổi lên mười, khi bắt đầu theo Vệ quốc đoàn vào chiến trường miền Tây Nam bộ. Ở đó có những duyên cớ để hình thành các câu chuyện có liên quan đến những văn nghệ sĩ từ buổi đầu kháng chiến. Và trong cái "làng văn nghệ" của Nguyễn Quang Sáng, những câu chuyện được mở rộng ra, đầy ắp dần lên theo bước chân sáng tác của ông.
Đọc bút ký Nguyễn Quang Sáng, thấy chuyện nghề được ông chuyển tải thật khéo, kiểu như ông kể khởi sự văn chương thời còn đi học là trang nhật ký chép nộp cho thầy được chấm điểm "không ghi sổ" 18/20, hay như những lúc ông để ý Nguyễn Tuân cẩn thận học cách dùng từ địa phương và nhà văn Sơn Nam quan niệm "đi bộ sẽ nghe kỹ, hiểu sâu hơn cuộc sống xung quanh"…
Lam Điền
(Thứ Tư, 26/03/2008)
Văn học trẻ đang sôi động khi hàng loạt cây bút trẻ đã định vị tác phẩm của mình trên kệ sách. Nhiều tác phẩm mới ra đời đã được bạn đọc đón nhận nồng nhiệt. Góp phần tạo nên diện mạo cho dòng văn học trẻ hôm nay là những trang viết biết tạo ra một giọng điệu riêng.
Góc nhìn của người viết trẻ
Chọn đề tài về một nghề thời thượng - thiết kế thời trang, nhà văn Phan Hồn Nhiên đã chinh phục độc giả trẻ bằng truyện dài Công ty (NXB Trẻ, 2008). Trong vòng một tuần, Công ty đã được tái bản với số lượng 2.000 cuốn, bằng với số lượng phát hành lần đầu tiên. Làm nên sức hấp dẫn cho tác phẩm này là nhịp sống trẻ trung của các nhân vật trong truyện. Những trí thức trẻ bước vào đời tràn đầy nhiệt huyết và khát vọng, dám sống, dám làm. Họ trải qua nhiều biến cố trong đời để ngẫm ra giá trị của cuộc sống.
Phản ánh cuộc sống vẫn là cách các cây bút trẻ lựa chọn trong những tác phẩm của mình. Tập truyện ngắn Lũ đầu mùa (NXB Trẻ, tháng 12-2007) của Trương Anh Quốc là những khúc vọng của sóng, những ao ước của người lính biển và cả trăn trở về những thăng trầm phận người. Trương Anh Quốc gần như đã mang vào những trang viết tất cả mọi góc nhìn từ cuộc sống giữa trùng khơi của mình. Lũ đầu mùa mang dư vị mặn mà của biển, thể hiện một sức sống căng tràn giữa biển khơi. Và qua ngòi bút sẻ chia của Trương Anh Quốc, hình ảnh về một “gái nhảy tàu” hay những khao khát ẩn sâu trong lòng người lính cũng để lại những dư âm trong lòng người đọc.
Cây bút trẻ Hà Thanh Phúc cũng vừa định vị trên kệ sách hai tác phẩm Đi tìm hình cuộc sống (NXB Kim Đồng) và Đánh rơi buổi chiều (NXB Trẻ). Mỗi câu chuyện là một cận cảnh về cuộc sống cùng những suy nghĩ của tuổi trẻ. Trong khi đó, đề tài tình yêu của Trần Thu Trang cũng mang đến một sức sống khác. Những cảm giác tươi mới, tràn đầy hơi thở và ước vọng của tuổi trẻ trong những tác phẩm Phải lấy người như anh, Cocktail cho tình yêu, Nhật ký tình yêu (tác phẩm vừa được tái bản) của Trần Thu Trang cũng đã được các độc giả trẻ đón nhận.
Cây bút nữ Cấn Vân Khánh cũng mang đến một cung bậc khác trong tình yêu qua tác phẩm Người đàn ông có đôi mắt trong (vừa được NXB Hội Nhà văn ấn hành). Độc giả có thể thấy thấp thoáng hình ảnh mình qua nhân vật. Sự cam chịu, lặng lẽ và chờ đợi trong nỗi đau dai dẳng của nhân vật nữ; những dằn vặt, xót xa trong cảm giác tội lỗi và bất lực khi nhận ra bản chất thật của mình của nhân vật nam đưa người đọc đi vào một vòng quay của ngẫm suy. Người đàn ông có đôi mắt trong không tạo ra một cảm giác thư giãn, tĩnh tại mà buộc người đọc phải suy tư, ngẫm ngợi vì những khao khát, những dằn vặt trước cuộc đời.
Những giọng điệu riêng
Nhiều người viết không chấp nhận theo những gì đã có mà thể hiện khát vọng muốn tìm một lối đi khác. Có thể nói, Vũ Đình Giang là một trong những tác giả như thế. Giang luôn khiến người đọc phải nghĩ về những góc khuất của cuộc sống qua các tác phẩm Trên đất lạ, 16 m2, Vũ trụ câm... Tiểu thuyết Song song (vừa được NXB Văn Nghệ ấn hành) cũng không phải là một thử nghiệm mới về đề tài đồng tính mà là một bước đi dài và sâu hơn, nhiều day dứt hơn của Vũ Đình Giang. Những nhân vật H, G.g, Kan, P... giống như những con cá mắc cạn, ngụp lặn tìm đường thoát khỏi vũng lầy. Họ chỉ được sống cuộc đời thật của mình khi “mặt trời biến mất”. Còn ánh sáng chỉ là phương kế để họ sinh tồn. Hai mảng màu song hành cùng nhau.
Vũ Đình Giang lúc nào cũng khiến cho người đọc một cảm giác nghèn nghẹn, ray rứt ám ảnh trước những cảm xúc phẫn uất bủa vây của những thân phận dị biệt. Còn cây bút nữ 29 tuổi Phan Việt cũng khiến người xem ngỡ ngàng với tác phẩm Tiếng Người (NXB Trẻ, 2008). Ngỡ rằng Phan Việt cũng sa vào lối mòn của những câu chuyện tình yêu với đủ mọi cung bậc như vẫn thường thấy, nhưng Tiếng Người lại là những dằn vặt không thể ngờ.
Có nhiều thứ đến từ một thế giới rất xa và rất sâu, giống như thế giới cảm xúc của nhân vật Duy. “Khao khát và ham muốn như một tầng dưới của hạnh phúc, bất chấp hạnh phúc chứ không phải vì không có hạnh phúc”. Một nỗi đau hiện hữu dày đặc hơn bất cứ cảm giác nào khác trong cuộc sống hiện tại. Tâm lý của nhân vật trong Tiếng Người được Phan Việt phân tích sâu sắc. Người đọc càng lúc càng nhìn rõ dần những góc nội tâm của các nhân vật - của Người. Tình yêu luẩn quẩn trong tội lỗi và lối thoát chính là sự tha thứ. Kiểu nhân vật như trong Tiếng Người rất ít khi được các tác giả trẻ chạm đến. Bởi có khi sẽ không đủ sức khơi dậy và giải tỏa được nó. Tiếng Người của Phan Việt là một nỗi đau khác trong tình yêu mà cũng là một tiếng nói khác về hạnh phúc.
Trong khi đó, tác giả Dương Bình Nguyên lại chọn góc cuộc sống nơi miền sơn cước. Dễ dàng tìm thấy những trăn trở của tuổi trẻ trong các tập truyện Làng nhan sắc, Về lại thiên đường, Hoa ẩn hương, Giày đỏ (NXB Hội Nhà văn) của cây bút quê Thái Nguyên này; nhưng nổi bật hơn hết vẫn là bức tranh về đại ngàn, về giấc mơ của những con người miền đá núi. Đọc văn của Dương Bình Nguyên, người đọc chìm vào những gam màu của đêm, của nuối tiếc và day dứt nhưng cũng nhìn thấy một vệt sáng rọi vào mỗi bước đi. Tác giả có thể mở ra cho nhân vật một lối đi rất rộng, nhưng cũng có thể là đưa đến bờ vực rồi để cho nhân vật tự tìm thấy bầu trời.
Dù là phản ánh bức tranh cuộc sống hay một khoảng khuất riêng biệt thì mỗi người viết trẻ đều phải tìm một đề tài riêng và theo đuổi đề tài đó đến cùng. Có như thế mới tạo nên một diện mạo riêng cho các tác phẩm của mình mà cũng chính là góp một gam màu đặc trưng tô điểm cho bức tranh văn học trẻ.
(Thứ Tư, 26/03/2008)
Văn học trẻ đang sôi động khi hàng loạt cây bút trẻ đã định vị tác phẩm của mình trên kệ sách. Nhiều tác phẩm mới ra đời đã được bạn đọc đón nhận nồng nhiệt. Góp phần tạo nên diện mạo cho dòng văn học trẻ hôm nay là những trang viết biết tạo ra một giọng điệu riêng.
Góc nhìn của người viết trẻ
Chọn đề tài về một nghề thời thượng - thiết kế thời trang, nhà văn Phan Hồn Nhiên đã chinh phục độc giả trẻ bằng truyện dài Công ty (NXB Trẻ, 2008). Trong vòng một tuần, Công ty đã được tái bản với số lượng 2.000 cuốn, bằng với số lượng phát hành lần đầu tiên. Làm nên sức hấp dẫn cho tác phẩm này là nhịp sống trẻ trung của các nhân vật trong truyện. Những trí thức trẻ bước vào đời tràn đầy nhiệt huyết và khát vọng, dám sống, dám làm. Họ trải qua nhiều biến cố trong đời để ngẫm ra giá trị của cuộc sống.
Phản ánh cuộc sống vẫn là cách các cây bút trẻ lựa chọn trong những tác phẩm của mình. Tập truyện ngắn Lũ đầu mùa (NXB Trẻ, tháng 12-2007) của Trương Anh Quốc là những khúc vọng của sóng, những ao ước của người lính biển và cả trăn trở về những thăng trầm phận người. Trương Anh Quốc gần như đã mang vào những trang viết tất cả mọi góc nhìn từ cuộc sống giữa trùng khơi của mình. Lũ đầu mùa mang dư vị mặn mà của biển, thể hiện một sức sống căng tràn giữa biển khơi. Và qua ngòi bút sẻ chia của Trương Anh Quốc, hình ảnh về một “gái nhảy tàu” hay những khao khát ẩn sâu trong lòng người lính cũng để lại những dư âm trong lòng người đọc.
Cây bút trẻ Hà Thanh Phúc cũng vừa định vị trên kệ sách hai tác phẩm Đi tìm hình cuộc sống (NXB Kim Đồng) và Đánh rơi buổi chiều (NXB Trẻ). Mỗi câu chuyện là một cận cảnh về cuộc sống cùng những suy nghĩ của tuổi trẻ. Trong khi đó, đề tài tình yêu của Trần Thu Trang cũng mang đến một sức sống khác. Những cảm giác tươi mới, tràn đầy hơi thở và ước vọng của tuổi trẻ trong những tác phẩm Phải lấy người như anh, Cocktail cho tình yêu, Nhật ký tình yêu (tác phẩm vừa được tái bản) của Trần Thu Trang cũng đã được các độc giả trẻ đón nhận.
Cây bút nữ Cấn Vân Khánh cũng mang đến một cung bậc khác trong tình yêu qua tác phẩm Người đàn ông có đôi mắt trong (vừa được NXB Hội Nhà văn ấn hành). Độc giả có thể thấy thấp thoáng hình ảnh mình qua nhân vật. Sự cam chịu, lặng lẽ và chờ đợi trong nỗi đau dai dẳng của nhân vật nữ; những dằn vặt, xót xa trong cảm giác tội lỗi và bất lực khi nhận ra bản chất thật của mình của nhân vật nam đưa người đọc đi vào một vòng quay của ngẫm suy. Người đàn ông có đôi mắt trong không tạo ra một cảm giác thư giãn, tĩnh tại mà buộc người đọc phải suy tư, ngẫm ngợi vì những khao khát, những dằn vặt trước cuộc đời.
Những giọng điệu riêng
Nhiều người viết không chấp nhận theo những gì đã có mà thể hiện khát vọng muốn tìm một lối đi khác. Có thể nói, Vũ Đình Giang là một trong những tác giả như thế. Giang luôn khiến người đọc phải nghĩ về những góc khuất của cuộc sống qua các tác phẩm Trên đất lạ, 16 m2, Vũ trụ câm... Tiểu thuyết Song song (vừa được NXB Văn Nghệ ấn hành) cũng không phải là một thử nghiệm mới về đề tài đồng tính mà là một bước đi dài và sâu hơn, nhiều day dứt hơn của Vũ Đình Giang. Những nhân vật H, G.g, Kan, P... giống như những con cá mắc cạn, ngụp lặn tìm đường thoát khỏi vũng lầy. Họ chỉ được sống cuộc đời thật của mình khi “mặt trời biến mất”. Còn ánh sáng chỉ là phương kế để họ sinh tồn. Hai mảng màu song hành cùng nhau.
Vũ Đình Giang lúc nào cũng khiến cho người đọc một cảm giác nghèn nghẹn, ray rứt ám ảnh trước những cảm xúc phẫn uất bủa vây của những thân phận dị biệt. Còn cây bút nữ 29 tuổi Phan Việt cũng khiến người xem ngỡ ngàng với tác phẩm Tiếng Người (NXB Trẻ, 2008). Ngỡ rằng Phan Việt cũng sa vào lối mòn của những câu chuyện tình yêu với đủ mọi cung bậc như vẫn thường thấy, nhưng Tiếng Người lại là những dằn vặt không thể ngờ.
Có nhiều thứ đến từ một thế giới rất xa và rất sâu, giống như thế giới cảm xúc của nhân vật Duy. “Khao khát và ham muốn như một tầng dưới của hạnh phúc, bất chấp hạnh phúc chứ không phải vì không có hạnh phúc”. Một nỗi đau hiện hữu dày đặc hơn bất cứ cảm giác nào khác trong cuộc sống hiện tại. Tâm lý của nhân vật trong Tiếng Người được Phan Việt phân tích sâu sắc. Người đọc càng lúc càng nhìn rõ dần những góc nội tâm của các nhân vật - của Người. Tình yêu luẩn quẩn trong tội lỗi và lối thoát chính là sự tha thứ. Kiểu nhân vật như trong Tiếng Người rất ít khi được các tác giả trẻ chạm đến. Bởi có khi sẽ không đủ sức khơi dậy và giải tỏa được nó. Tiếng Người của Phan Việt là một nỗi đau khác trong tình yêu mà cũng là một tiếng nói khác về hạnh phúc.
Trong khi đó, tác giả Dương Bình Nguyên lại chọn góc cuộc sống nơi miền sơn cước. Dễ dàng tìm thấy những trăn trở của tuổi trẻ trong các tập truyện Làng nhan sắc, Về lại thiên đường, Hoa ẩn hương, Giày đỏ (NXB Hội Nhà văn) của cây bút quê Thái Nguyên này; nhưng nổi bật hơn hết vẫn là bức tranh về đại ngàn, về giấc mơ của những con người miền đá núi. Đọc văn của Dương Bình Nguyên, người đọc chìm vào những gam màu của đêm, của nuối tiếc và day dứt nhưng cũng nhìn thấy một vệt sáng rọi vào mỗi bước đi. Tác giả có thể mở ra cho nhân vật một lối đi rất rộng, nhưng cũng có thể là đưa đến bờ vực rồi để cho nhân vật tự tìm thấy bầu trời.
Dù là phản ánh bức tranh cuộc sống hay một khoảng khuất riêng biệt thì mỗi người viết trẻ đều phải tìm một đề tài riêng và theo đuổi đề tài đó đến cùng. Có như thế mới tạo nên một diện mạo riêng cho các tác phẩm của mình mà cũng chính là góp một gam màu đặc trưng tô điểm cho bức tranh văn học trẻ.
Tiểu Quyên
Văn học trẻ đang sôi động khi hàng loạt cây bút trẻ đã định vị tác phẩm của mình trên kệ sách. Nhiều tác phẩm mới ra đời đã được bạn đọc đón nhận nồng nhiệt. Góp phần tạo nên diện mạo cho dòng văn học trẻ hôm nay là những trang viết biết tạo ra một giọng điệu riêng.
Góc nhìn của người viết trẻ
Chọn đề tài về một nghề thời thượng - thiết kế thời trang, nhà văn Phan Hồn Nhiên đã chinh phục độc giả trẻ bằng truyện dài Công ty (NXB Trẻ, 2008). Trong vòng một tuần, Công ty đã được tái bản với số lượng 2.000 cuốn, bằng với số lượng phát hành lần đầu tiên. Làm nên sức hấp dẫn cho tác phẩm này là nhịp sống trẻ trung của các nhân vật trong truyện. Những trí thức trẻ bước vào đời tràn đầy nhiệt huyết và khát vọng, dám sống, dám làm. Họ trải qua nhiều biến cố trong đời để ngẫm ra giá trị của cuộc sống.
Phản ánh cuộc sống vẫn là cách các cây bút trẻ lựa chọn trong những tác phẩm của mình. Tập truyện ngắn Lũ đầu mùa (NXB Trẻ, tháng 12-2007) của Trương Anh Quốc là những khúc vọng của sóng, những ao ước của người lính biển và cả trăn trở về những thăng trầm phận người. Trương Anh Quốc gần như đã mang vào những trang viết tất cả mọi góc nhìn từ cuộc sống giữa trùng khơi của mình. Lũ đầu mùa mang dư vị mặn mà của biển, thể hiện một sức sống căng tràn giữa biển khơi. Và qua ngòi bút sẻ chia của Trương Anh Quốc, hình ảnh về một “gái nhảy tàu” hay những khao khát ẩn sâu trong lòng người lính cũng để lại những dư âm trong lòng người đọc.
Cây bút trẻ Hà Thanh Phúc cũng vừa định vị trên kệ sách hai tác phẩm Đi tìm hình cuộc sống (NXB Kim Đồng) và Đánh rơi buổi chiều (NXB Trẻ). Mỗi câu chuyện là một cận cảnh về cuộc sống cùng những suy nghĩ của tuổi trẻ. Trong khi đó, đề tài tình yêu của Trần Thu Trang cũng mang đến một sức sống khác. Những cảm giác tươi mới, tràn đầy hơi thở và ước vọng của tuổi trẻ trong những tác phẩm Phải lấy người như anh, Cocktail cho tình yêu, Nhật ký tình yêu (tác phẩm vừa được tái bản) của Trần Thu Trang cũng đã được các độc giả trẻ đón nhận.
Cây bút nữ Cấn Vân Khánh cũng mang đến một cung bậc khác trong tình yêu qua tác phẩm Người đàn ông có đôi mắt trong (vừa được NXB Hội Nhà văn ấn hành). Độc giả có thể thấy thấp thoáng hình ảnh mình qua nhân vật. Sự cam chịu, lặng lẽ và chờ đợi trong nỗi đau dai dẳng của nhân vật nữ; những dằn vặt, xót xa trong cảm giác tội lỗi và bất lực khi nhận ra bản chất thật của mình của nhân vật nam đưa người đọc đi vào một vòng quay của ngẫm suy. Người đàn ông có đôi mắt trong không tạo ra một cảm giác thư giãn, tĩnh tại mà buộc người đọc phải suy tư, ngẫm ngợi vì những khao khát, những dằn vặt trước cuộc đời.
Những giọng điệu riêng
Nhiều người viết không chấp nhận theo những gì đã có mà thể hiện khát vọng muốn tìm một lối đi khác. Có thể nói, Vũ Đình Giang là một trong những tác giả như thế. Giang luôn khiến người đọc phải nghĩ về những góc khuất của cuộc sống qua các tác phẩm Trên đất lạ, 16 m2, Vũ trụ câm... Tiểu thuyết Song song (vừa được NXB Văn Nghệ ấn hành) cũng không phải là một thử nghiệm mới về đề tài đồng tính mà là một bước đi dài và sâu hơn, nhiều day dứt hơn của Vũ Đình Giang. Những nhân vật H, G.g, Kan, P... giống như những con cá mắc cạn, ngụp lặn tìm đường thoát khỏi vũng lầy. Họ chỉ được sống cuộc đời thật của mình khi “mặt trời biến mất”. Còn ánh sáng chỉ là phương kế để họ sinh tồn. Hai mảng màu song hành cùng nhau.
Vũ Đình Giang lúc nào cũng khiến cho người đọc một cảm giác nghèn nghẹn, ray rứt ám ảnh trước những cảm xúc phẫn uất bủa vây của những thân phận dị biệt. Còn cây bút nữ 29 tuổi Phan Việt cũng khiến người xem ngỡ ngàng với tác phẩm Tiếng Người (NXB Trẻ, 2008). Ngỡ rằng Phan Việt cũng sa vào lối mòn của những câu chuyện tình yêu với đủ mọi cung bậc như vẫn thường thấy, nhưng Tiếng Người lại là những dằn vặt không thể ngờ.
Có nhiều thứ đến từ một thế giới rất xa và rất sâu, giống như thế giới cảm xúc của nhân vật Duy. “Khao khát và ham muốn như một tầng dưới của hạnh phúc, bất chấp hạnh phúc chứ không phải vì không có hạnh phúc”. Một nỗi đau hiện hữu dày đặc hơn bất cứ cảm giác nào khác trong cuộc sống hiện tại. Tâm lý của nhân vật trong Tiếng Người được Phan Việt phân tích sâu sắc. Người đọc càng lúc càng nhìn rõ dần những góc nội tâm của các nhân vật - của Người. Tình yêu luẩn quẩn trong tội lỗi và lối thoát chính là sự tha thứ. Kiểu nhân vật như trong Tiếng Người rất ít khi được các tác giả trẻ chạm đến. Bởi có khi sẽ không đủ sức khơi dậy và giải tỏa được nó. Tiếng Người của Phan Việt là một nỗi đau khác trong tình yêu mà cũng là một tiếng nói khác về hạnh phúc.
Trong khi đó, tác giả Dương Bình Nguyên lại chọn góc cuộc sống nơi miền sơn cước. Dễ dàng tìm thấy những trăn trở của tuổi trẻ trong các tập truyện Làng nhan sắc, Về lại thiên đường, Hoa ẩn hương, Giày đỏ (NXB Hội Nhà văn) của cây bút quê Thái Nguyên này; nhưng nổi bật hơn hết vẫn là bức tranh về đại ngàn, về giấc mơ của những con người miền đá núi. Đọc văn của Dương Bình Nguyên, người đọc chìm vào những gam màu của đêm, của nuối tiếc và day dứt nhưng cũng nhìn thấy một vệt sáng rọi vào mỗi bước đi. Tác giả có thể mở ra cho nhân vật một lối đi rất rộng, nhưng cũng có thể là đưa đến bờ vực rồi để cho nhân vật tự tìm thấy bầu trời.
Dù là phản ánh bức tranh cuộc sống hay một khoảng khuất riêng biệt thì mỗi người viết trẻ đều phải tìm một đề tài riêng và theo đuổi đề tài đó đến cùng. Có như thế mới tạo nên một diện mạo riêng cho các tác phẩm của mình mà cũng chính là góp một gam màu đặc trưng tô điểm cho bức tranh văn học trẻ.
Tiểu Quyên
Văn học trẻ đang sôi động khi hàng loạt cây bút trẻ đã định vị tác phẩm của mình trên kệ sách. Nhiều tác phẩm mới ra đời đã được bạn đọc đón nhận nồng nhiệt. Góp phần tạo nên diện mạo cho dòng văn học trẻ hôm nay là những trang viết biết tạo ra một giọng điệu riêng.
Góc nhìn của người viết trẻ
Chọn đề tài về một nghề thời thượng - thiết kế thời trang, nhà văn Phan Hồn Nhiên đã chinh phục độc giả trẻ bằng truyện dài Công ty (NXB Trẻ, 2008). Trong vòng một tuần, Công ty đã được tái bản với số lượng 2.000 cuốn, bằng với số lượng phát hành lần đầu tiên. Làm nên sức hấp dẫn cho tác phẩm này là nhịp sống trẻ trung của các nhân vật trong truyện. Những trí thức trẻ bước vào đời tràn đầy nhiệt huyết và khát vọng, dám sống, dám làm. Họ trải qua nhiều biến cố trong đời để ngẫm ra giá trị của cuộc sống.
Phản ánh cuộc sống vẫn là cách các cây bút trẻ lựa chọn trong những tác phẩm của mình. Tập truyện ngắn Lũ đầu mùa (NXB Trẻ, tháng 12-2007) của Trương Anh Quốc là những khúc vọng của sóng, những ao ước của người lính biển và cả trăn trở về những thăng trầm phận người. Trương Anh Quốc gần như đã mang vào những trang viết tất cả mọi góc nhìn từ cuộc sống giữa trùng khơi của mình. Lũ đầu mùa mang dư vị mặn mà của biển, thể hiện một sức sống căng tràn giữa biển khơi. Và qua ngòi bút sẻ chia của Trương Anh Quốc, hình ảnh về một “gái nhảy tàu” hay những khao khát ẩn sâu trong lòng người lính cũng để lại những dư âm trong lòng người đọc.
Cây bút trẻ Hà Thanh Phúc cũng vừa định vị trên kệ sách hai tác phẩm Đi tìm hình cuộc sống (NXB Kim Đồng) và Đánh rơi buổi chiều (NXB Trẻ). Mỗi câu chuyện là một cận cảnh về cuộc sống cùng những suy nghĩ của tuổi trẻ. Trong khi đó, đề tài tình yêu của Trần Thu Trang cũng mang đến một sức sống khác. Những cảm giác tươi mới, tràn đầy hơi thở và ước vọng của tuổi trẻ trong những tác phẩm Phải lấy người như anh, Cocktail cho tình yêu, Nhật ký tình yêu (tác phẩm vừa được tái bản) của Trần Thu Trang cũng đã được các độc giả trẻ đón nhận.
Cây bút nữ Cấn Vân Khánh cũng mang đến một cung bậc khác trong tình yêu qua tác phẩm Người đàn ông có đôi mắt trong (vừa được NXB Hội Nhà văn ấn hành). Độc giả có thể thấy thấp thoáng hình ảnh mình qua nhân vật. Sự cam chịu, lặng lẽ và chờ đợi trong nỗi đau dai dẳng của nhân vật nữ; những dằn vặt, xót xa trong cảm giác tội lỗi và bất lực khi nhận ra bản chất thật của mình của nhân vật nam đưa người đọc đi vào một vòng quay của ngẫm suy. Người đàn ông có đôi mắt trong không tạo ra một cảm giác thư giãn, tĩnh tại mà buộc người đọc phải suy tư, ngẫm ngợi vì những khao khát, những dằn vặt trước cuộc đời.
Những giọng điệu riêng
Nhiều người viết không chấp nhận theo những gì đã có mà thể hiện khát vọng muốn tìm một lối đi khác. Có thể nói, Vũ Đình Giang là một trong những tác giả như thế. Giang luôn khiến người đọc phải nghĩ về những góc khuất của cuộc sống qua các tác phẩm Trên đất lạ, 16 m2, Vũ trụ câm... Tiểu thuyết Song song (vừa được NXB Văn Nghệ ấn hành) cũng không phải là một thử nghiệm mới về đề tài đồng tính mà là một bước đi dài và sâu hơn, nhiều day dứt hơn của Vũ Đình Giang. Những nhân vật H, G.g, Kan, P... giống như những con cá mắc cạn, ngụp lặn tìm đường thoát khỏi vũng lầy. Họ chỉ được sống cuộc đời thật của mình khi “mặt trời biến mất”. Còn ánh sáng chỉ là phương kế để họ sinh tồn. Hai mảng màu song hành cùng nhau.
Vũ Đình Giang lúc nào cũng khiến cho người đọc một cảm giác nghèn nghẹn, ray rứt ám ảnh trước những cảm xúc phẫn uất bủa vây của những thân phận dị biệt. Còn cây bút nữ 29 tuổi Phan Việt cũng khiến người xem ngỡ ngàng với tác phẩm Tiếng Người (NXB Trẻ, 2008). Ngỡ rằng Phan Việt cũng sa vào lối mòn của những câu chuyện tình yêu với đủ mọi cung bậc như vẫn thường thấy, nhưng Tiếng Người lại là những dằn vặt không thể ngờ.
Có nhiều thứ đến từ một thế giới rất xa và rất sâu, giống như thế giới cảm xúc của nhân vật Duy. “Khao khát và ham muốn như một tầng dưới của hạnh phúc, bất chấp hạnh phúc chứ không phải vì không có hạnh phúc”. Một nỗi đau hiện hữu dày đặc hơn bất cứ cảm giác nào khác trong cuộc sống hiện tại. Tâm lý của nhân vật trong Tiếng Người được Phan Việt phân tích sâu sắc. Người đọc càng lúc càng nhìn rõ dần những góc nội tâm của các nhân vật - của Người. Tình yêu luẩn quẩn trong tội lỗi và lối thoát chính là sự tha thứ. Kiểu nhân vật như trong Tiếng Người rất ít khi được các tác giả trẻ chạm đến. Bởi có khi sẽ không đủ sức khơi dậy và giải tỏa được nó. Tiếng Người của Phan Việt là một nỗi đau khác trong tình yêu mà cũng là một tiếng nói khác về hạnh phúc.
Trong khi đó, tác giả Dương Bình Nguyên lại chọn góc cuộc sống nơi miền sơn cước. Dễ dàng tìm thấy những trăn trở của tuổi trẻ trong các tập truyện Làng nhan sắc, Về lại thiên đường, Hoa ẩn hương, Giày đỏ (NXB Hội Nhà văn) của cây bút quê Thái Nguyên này; nhưng nổi bật hơn hết vẫn là bức tranh về đại ngàn, về giấc mơ của những con người miền đá núi. Đọc văn của Dương Bình Nguyên, người đọc chìm vào những gam màu của đêm, của nuối tiếc và day dứt nhưng cũng nhìn thấy một vệt sáng rọi vào mỗi bước đi. Tác giả có thể mở ra cho nhân vật một lối đi rất rộng, nhưng cũng có thể là đưa đến bờ vực rồi để cho nhân vật tự tìm thấy bầu trời.
Dù là phản ánh bức tranh cuộc sống hay một khoảng khuất riêng biệt thì mỗi người viết trẻ đều phải tìm một đề tài riêng và theo đuổi đề tài đó đến cùng. Có như thế mới tạo nên một diện mạo riêng cho các tác phẩm của mình mà cũng chính là góp một gam màu đặc trưng tô điểm cho bức tranh văn học trẻ.
Tiểu Quyên
Xem thêmTác giả | Phùng Hữu Lan |
---|---|
Nhà xuất bản | Nxb Khoa học xã hội |
Nhà phát hành | Ngọc Trâm |
Giá bìa | 125.000 vnđ |
Khối lượng | 2050.00 gam |
Ngôn Ngữ | Tiếng Việt |
Kích thước | 14.5x20.5 cm |
Ngày phát hành | 02/08/2019 |
Số trang | 2000 |
- Đánh giá của bạn về sản phẩm này:
- Tiêu đề của nhận xét