Làm Thế Nào Dịch Chuyển Núi Phú Sĩ ?
Click để xem bìa sau

Làm Thế Nào Dịch Chuyển Núi Phú Sĩ ?

Làm Thế Nào Dịch Chuyển Núi Phú Sĩ ? Lượt xem: 170 người
Sách Kinh Tế, Sách về quản trị nhân sự
Làm Thế Nào Dịch Chuyển Núi Phú Sĩ ? 0 Vote

Làm Thế Nào Dịch Chuyển Núi Phú Sĩ? - Bài Toán Tuyển Dụng Của Các Công Ty Hàng Đầu Thế Giới. Làm Thế Nào Dịch Chuyển Núi Phú Sĩ? là cuốn sách nói về cách suy nghĩ vượt ra ngoài khuôn khổ - đặc tính cần thiết đối với bạn trên bước đường sự nghiệp.

 Đây là cuốn sách hữu ích không chỉ đối với nhà tuyển dụng, người tìm việc mà còn rất bổ ích cho những người yêu môn toán và muốn thử sức mình với các câu hỏi hóc búa. Sách giới thiệu triết lý tuyển dụng nhân tài của Microsoft với những câu đố mẹo và những bài toán nát óc.

Nội Dung: gồm 9 chương và mục đáp án. Chương 1: Những câu hỏi không thể trả lời

Chương 2: Gia đình Terman và Thung lũng Silicon

Chương 3: Bill Gates và văn hóa toán đố

Chương 4: Những câu hỏi hóc búa được Microsoft sử dụng

Chương 5: Hoàn toàn khó hiểu

Chương 6: Wall Street và cuộc phỏng vấn căng thẳng

Chương 7: Những câu hỏi phỏng vấn hóc búa nhất

Chương 8: Làm thế nào để vượt qua cuộc phỏng vấn khó

Chương 9: Các công ty đòi hỏi sự sáng tạo cần phỏng vấn tuyển dụng như thế nào?

Đáp án. Mời bạn đón đọc.

Làm thế nào dịch chuyển núi Phú Sĩ?

TT - Những thử thách của cuộc đời không phải lúc nào cũng hợp lý và công bằng, người vững tâm đi hết con đường là người biết cách đi tới, vượt qua những khó khăn tạm thời, kích thích bộ não sáng tạo...

Khái niệm về sự độc lập trong suy nghĩ, thái độ biết nghi ngờ trước những giá trị đã được thiết lập và sự quyết tâm khơi gợi năng lực sáng tạo trong mỗi con người luôn là những giá trị được đề cao, và được các tập đoàn hàng đầu thế giới chú trọng mỗi khi tuyển chọn nhân tài.

T.HƯƠNG

Làm thế nào dịch chuyển núi Phú Sĩ?

TT - Những thử thách của cuộc đời không phải lúc nào cũng hợp lý và công bằng, người vững tâm đi hết con đường là người biết cách đi tới, vượt qua những khó khăn tạm thời, kích thích bộ não sáng tạo...

Khái niệm về sự độc lập trong suy nghĩ, thái độ biết nghi ngờ trước những giá trị đã được thiết lập và sự quyết tâm khơi gợi năng lực sáng tạo trong mỗi con người luôn là những giá trị được đề cao, và được các tập đoàn hàng đầu thế giới chú trọng mỗi khi tuyển chọn nhân tài.

T.HƯƠNG

Ngày 16/08/2007 Huyền thoại marketing gặp gỡ báo giới Việt Nam

TTO - Chiều 16-8, tại khách sạn Sheraton TP.HCM, Ngày 16/08/2007 Huyền thoại marketing gặp gỡ báo giới Việt Nam TTO - Chiều 16-8, tại khách sạn Sheraton TP.HCM, Philip Kotler - “cha đẻ” của marketing hiện đại, một trong bốn “Nhà quản trị vĩ đại nhất mọi thời đại” (theo bình chọn của Financial Times cùng với Peter Drucker, Fack Welch và Bill Gates) đã có cuộc họp báo ngay khi ông vừa đến Việt Nam. Ông đã nhiệt tình trả lời cụ thể rất nhiều câu hỏi liên quan tới hoạt động marketing của doanh nghiệp Việt Nam trong việc đưa sản phẩm ra thế giới, những nguyên tắc vàng cho các công ty vừa và nhỏ nhằm quảng bá sản phẩm và chiếm lĩnh thị phần, khái niệm cái gọi là “marketing xã hội”… * Việt Nam trong mắt một nhà marketing như ông là thế nào? - Ông Philip Kotler: Mỗi một quốc gia đều có thương hiệu riêng của mình và có một số quốc gia tạo nêu sự vượt trội khi xây dựng thương hiệu đó. Ví dụ như trường hợp của Nhật Bản sau chiến tranh thế giới 2. Nhật Bản được xem là một đất nước xây dựng được nền kinh tế phát triển sau chiến tranh, đồng thời cũng được biết đến với những sản phẩm chất lượng cao, giá rẻ hơn nhiều so với các nước phương tây. Và họ làm được tất cả điều đó chỉ trong 10 năm. Với Việt Nam việc mở cửa nền kinh tế đã khuyến khích các doanh nghiệp bắt đầu lập nghiệp và vươn ra trên trường quốc tế. Chỉ trong 7 năm thôi, Việt Nam đã làm được rất nhiều điều. Tôi hy vọng trong 7 năm tới nữa, các bạn sẽ xây dựng Việt Nam thành một thương hiệu được nhiều người biết đến trên bản đồ thế giới. Vào những năm 1990 đã xảy ra khủng hoảng kinh tế ở châu Á trong đó các nước như Thái Lan, Hàn Quốc… Những “con hổ châu Á” đã bị ảnh hưởng nặng nề. Nhưng sau đó tất cả đều hồi phục mạnh mẽ. Cuốn “Tái định vị các nước châu Á” của tôi đã nói về năng lực cạnh tranh rất mạnh mẽ của các quốc gia này. Một ví dụ khác là tập đoàn Samsung sau khi trải qua cơn khủng hoảng tưởng chừng như đã sụp đổ, họ lại tiếp tục vươn lên thành một công ty toàn cầu. Như vậy bài học rút ra là cho dù xuất phát điểm ở đâu, chỉ cần có trí tuệ và năng động, Việt Nam hoàn toàn có thể có những công ty toàn cầu. * Chiến lược tốt nhất để giúp sản phẩm Việt Nam tham gia thị trường toàn cầu là như thế nào, thưa ông? - Một công ty muốn thành công trên thị trường quốc tế, trước tiên cần đứng vững ở thị trường nội địa. Công ty đó trước nhất phải sản xuất ra những sản phẩm chất lượng cao và mang lại nhiều giá trị. Theo tôi, trước hết các doanh nghiệp Việt Nam nên tập trung vào thị trường Đông Nam Á, tìm cách đáp ứng những nhu cầu chưa được thỏa mãn của thị trường này. Sau đó mới tiến ra các nước châu Á khác như là Trung Quốc, Ấn Độ, hay vùng bờ biển phía tây Hoa Kỳ. Từng bước, các doanh nghiệp phải định vị được mình là ai. Bước tiếp theo là phải khác biệt hóa, tìm ra điểm khác biệt của mình so với các doanh nghiệp khác là gì. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn. Đây là bước thứ hai trong quá trình gọi là PDB (P - Positioning: định vị; D - Differentiation: khác biệt và B - Branding: xây dựng thương thiệu). Công ty thành công là công ty trước hết chiếm được thị phần trong tâm trí người tiêu dùng (Mind-set), sau đó đến thị phần trong trái tim người tiêu dùng (heart-set) và cuối cùng mới đến thị phần. Có những công ty thành công đến mức, khách hàng nhớ họ cho dù công ty có đột ngột mất đi. Tôi cũng đã viết một cuốn sách chia sẻ giá trị của marketing, làm thế nào để tìm ra tầm nhìn, xác định hoài bảo cũng như các giá trị của công ty từ đó chiếm được tâm trí, tình cảm khách hàng và chiếm được thị phần. Nên lưu ý, doanh nghiệp đó không nhất tiến hành chiến lược marketing giống như nhau ở khắp nơi trên thế giới vì mỗi vùng đất có đặc điểm riêng. Và riêng với marketing lại càng không có chuẩn mực chung nào. Với chiến dịch đi từng bước như vậy từ quốc gia này sang quốc gia khác, sau 10 năm Việt Nam có thể vùng dậy trở thành top 10 hoặc top 20 của thế giới. Ông Philip Kotler tại buổi gặp báo chí chiều 16-8 - Ảnh: T.T.D * Khi một nhãn hiệu Việt Nam bắt đầu muốn vươn ra thế giới với nguồn lực hạn chế về mọi mặt, ông nghĩ sao về những khó khăn, thách thức cũng như cơ hội của họ? - Đây là câu hỏi rất hay, đặt ra vấn đề đối với một đất nước có nhiều doanh nghiệp nhỏ như Việt Nam. Làm thế nào để cạnh tranh được với các công ty lớn dồi dào tiền của đổ vào quảng cáo và khuyến mãi? Liệu những doanh nghiệp nhỏ có thể chiến thắng được không và sẽ thắng như thế nào? Theo tôi, chúng ta thường cậy nhờ quá mức vào quảng cáo cũng như ngân sách dành cho quảng cáo. Thật ra, việc xây dựng thương hiệu không phải được dựng nên từ công ty mà chính những người tiêu dùng mới là người xây dựng thương hiệu bằng việc thể hiện là họ thích nó như thế nào. Ngày nay, thông qua internet, chúng ta dễ dàng thấy mọi người nói chuyện, chia sẻ với nhau về các sản phẩm họ ưa thích. Tôi gọi đó là hiệu ứng truyền miệng. Để xây dựng thương hiệu, chỉ có 2 cách: trước hết làm cho mọi người thích và yêu mến sản phẩm của bạn; sau đó làm cho mọi người chia sẻ với nhau về sản phẩm đó. Có một bài test rất đơn giản, chỉ cần hỏi trong 100 người tiêu dùng là “Bạn có sẵn lòng chia sẻ sản phẩm đó với người khác hay không?”. Nếu đa phần là “no”, tức là bạn chưa đạt được hiệu ứng truyền miệng. Nếu ngược lại thì là tín hiệu tốt cho thấy thương hiệu bạn bắt đầu được hình thành. Có rất nhiều công ty đổ ra rất nhiều tiền của cho những quảng cáo đắt tiền. Nhưng vẫn còn nhiều cách khác để quảng bá mà không tốn nhiều tiền như gởi thư, phát hàng mẫu, tham gia các festival lớn để tặng quà khuyến mãi... Tôi khuyên bạn hãy là một marketer thông minh. Tôi đã viết một cuốn sách, trong đó đưa ra nhiều mẹo, lời khuyên cho các công ty, trong đó tập trung là hãy linh hoạt, hãy suy nghĩ ra những ý tưởng lớn thay vì tiêu những món tiền lớn. * Được biết ông là người tiên phong trong lĩnh vực “marketing xã hội” - còn gọi là marketing phi lợi nhuận. Các doanh nghiệp Việt Nam còn quá mới mẻ với khái niệm này và còn đang phân vân giữa việc marketing để bán sản phẩm đồng thời lại đóng góp nhiều vào cộng đồng. Ông có thể nói rõ hơn về vấn đề này? - Cách đây nhiều năm, tôi đã nhận ra rằng marketing không chỉ là việc bán hàng hóa, dịch vụ tạo ra lợi nhuận mà đó còn là việc phát triển cộng đồng của mình. Có thể cụ thể hóa khái niệm marketing xã hội bằng các ví dụ như chiến dịch khuyến khích mọi người không hút thuốc lá, tập thể dục nhiều hơn, chú ý đến trẻ em, không gây ô nhiễm môi trường, không lãng phí tài nguyên thiên nhiên… Đó là những dự án marketing xã hội. Marketing xã hội nói tóm lại là việc dùng những ý tưởng marketing để tác động đến cộng đồng của mình sống tốt hơn cho bản thân và cho xã hội. Một công ty có thể tài trợ cho các hoạt động nghiên cứu, giúp đỡ người nghèo hoặc tạo ra những sản phẩm thân thiện môi trường… Tôi cho đó là những hoạt động, sự kiện xã hội rất cao cả, tất cả mọi người đều đồng ý và cùng tham gia… Chắc chắn điều đó sẽ tạo ra một xã hội tốt hơn và doanh nghiệp đó cũng được hưởng lợi từ sự phát triển đó. THI NGÔN lược ghi  Xem thêm Thu gọn

Ngày 16/08/2007 Huyền thoại marketing gặp gỡ báo giới Việt Nam

TTO - Chiều 16-8, tại khách sạn Sheraton TP.HCM, Philip Kotler - “cha đẻ” của marketing hiện đại, một trong bốn “Nhà quản trị vĩ đại nhất mọi thời đại” (theo bình chọn của Financial Times cùng với Peter Drucker, Fack Welch và Bill Gates) đã có cuộc họp báo ngay khi ông vừa đến Việt Nam.

Ông đã nhiệt tình trả lời cụ thể rất nhiều câu hỏi liên quan tới hoạt động marketing của doanh nghiệp Việt Nam trong việc đưa sản phẩm ra thế giới, những nguyên tắc vàng cho các công ty vừa và nhỏ nhằm quảng bá sản phẩm và chiếm lĩnh thị phần, khái niệm cái gọi là “marketing xã hội”… * Việt Nam trong mắt một nhà marketing như ông là thế nào? - Ông Philip Kotler: Mỗi một quốc gia đều có thương hiệu riêng của mình và có một số quốc gia tạo nêu sự vượt trội khi xây dựng thương hiệu đó. Ví dụ như trường hợp của Nhật Bản sau chiến tranh thế giới 2. Nhật Bản được xem là một đất nước xây dựng được nền kinh tế phát triển sau chiến tranh, đồng thời cũng được biết đến với những sản phẩm chất lượng cao, giá rẻ hơn nhiều so với các nước phương tây. Và họ làm được tất cả điều đó chỉ trong 10 năm.

Với Việt Nam việc mở cửa nền kinh tế đã khuyến khích các doanh nghiệp bắt đầu lập nghiệp và vươn ra trên trường quốc tế. Chỉ trong 7 năm thôi, Việt Nam đã làm được rất nhiều điều. Tôi hy vọng trong 7 năm tới nữa, các bạn sẽ xây dựng Việt Nam thành một thương hiệu được nhiều người biết đến trên bản đồ thế giới.

Vào những năm 1990 đã xảy ra khủng hoảng kinh tế ở châu Á trong đó các nước như Thái Lan, Hàn Quốc… Những “con hổ châu Á” đã bị ảnh hưởng nặng nề. Nhưng sau đó tất cả đều hồi phục mạnh mẽ. Cuốn “Tái định vị các nước châu Á” của tôi đã nói về năng lực cạnh tranh rất mạnh mẽ của các quốc gia này. Một ví dụ khác là tập đoàn Samsung sau khi trải qua cơn khủng hoảng tưởng chừng như đã sụp đổ, họ lại tiếp tục vươn lên thành một công ty toàn cầu.

Như vậy bài học rút ra là cho dù xuất phát điểm ở đâu, chỉ cần có trí tuệ và năng động, Việt Nam hoàn toàn có thể có những công ty toàn cầu.

* Chiến lược tốt nhất để giúp sản phẩm Việt Nam tham gia thị trường toàn cầu là như thế nào, thưa ông?

- Một công ty muốn thành công trên thị trường quốc tế, trước tiên cần đứng vững ở thị trường nội địa. Công ty đó trước nhất phải sản xuất ra những sản phẩm chất lượng cao và mang lại nhiều giá trị.

Theo tôi, trước hết các doanh nghiệp Việt Nam nên tập trung vào thị trường Đông Nam Á, tìm cách đáp ứng những nhu cầu chưa được thỏa mãn của thị trường này. Sau đó mới tiến ra các nước châu Á khác như là Trung Quốc, Ấn Độ, hay vùng bờ biển phía tây Hoa Kỳ. Từng bước, các doanh nghiệp phải định vị được mình là ai.

Bước tiếp theo là phải khác biệt hóa, tìm ra điểm khác biệt của mình so với các doanh nghiệp khác là gì. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn. Đây là bước thứ hai trong quá trình gọi là PDB (P - Positioning: định vị; D - Differentiation: khác biệt và B - Branding: xây dựng thương thiệu).

Công ty thành công là công ty trước hết chiếm được thị phần trong tâm trí người tiêu dùng (Mind-set), sau đó đến thị phần trong trái tim người tiêu dùng (heart-set) và cuối cùng mới đến thị phần. Có những công ty thành công đến mức, khách hàng nhớ họ cho dù công ty có đột ngột mất đi. Tôi cũng đã viết một cuốn sách chia sẻ giá trị của marketing, làm thế nào để tìm ra tầm nhìn, xác định hoài bảo cũng như các giá trị của công ty từ đó chiếm được tâm trí, tình cảm khách hàng và chiếm được thị phần.

Nên lưu ý, doanh nghiệp đó không nhất tiến hành chiến lược marketing giống như nhau ở khắp nơi trên thế giới vì mỗi vùng đất có đặc điểm riêng. Và riêng với marketing lại càng không có chuẩn mực chung nào. Với chiến dịch đi từng bước như vậy từ quốc gia này sang quốc gia khác, sau 10 năm Việt Nam có thể vùng dậy trở thành top 10 hoặc top 20 của thế giới.

Ông Philip Kotler tại buổi gặp báo chí chiều 16-8 - Ảnh: T.T.D

Ông Philip Kotler tại buổi gặp báo chí chiều 16-8 - Ảnh: T.T.D

* Khi một nhãn hiệu Việt Nam bắt đầu muốn vươn ra thế giới với nguồn lực hạn chế về mọi mặt, ông nghĩ sao về những khó khăn, thách thức cũng như cơ hội của họ?

- Đây là câu hỏi rất hay, đặt ra vấn đề đối với một đất nước có nhiều doanh nghiệp nhỏ như Việt Nam. Làm thế nào để cạnh tranh được với các công ty lớn dồi dào tiền của đổ vào quảng cáo và khuyến mãi? Liệu những doanh nghiệp nhỏ có thể chiến thắng được không và sẽ thắng như thế nào? Theo tôi, chúng ta thường cậy nhờ quá mức vào quảng cáo cũng như ngân sách dành cho quảng cáo.

Thật ra, việc xây dựng thương hiệu không phải được dựng nên từ công ty mà chính những người tiêu dùng mới là người xây dựng thương hiệu bằng việc thể hiện là họ thích nó như thế nào. Ngày nay, thông qua internet, chúng ta dễ dàng thấy mọi người nói chuyện, chia sẻ với nhau về các sản phẩm họ ưa thích. Tôi gọi đó là hiệu ứng truyền miệng. Để xây dựng thương hiệu, chỉ có 2 cách: trước hết làm cho mọi người thích và yêu mến sản phẩm của bạn; sau đó làm cho mọi người chia sẻ với nhau về sản phẩm đó.

Có một bài test rất đơn giản, chỉ cần hỏi trong 100 người tiêu dùng là “Bạn có sẵn lòng chia sẻ sản phẩm đó với người khác hay không?”. Nếu đa phần là “no”, tức là bạn chưa đạt được hiệu ứng truyền miệng. Nếu ngược lại thì là tín hiệu tốt cho thấy thương hiệu bạn bắt đầu được hình thành.

Có rất nhiều công ty đổ ra rất nhiều tiền của cho những quảng cáo đắt tiền. Nhưng vẫn còn nhiều cách khác để quảng bá mà không tốn nhiều tiền như gởi thư, phát hàng mẫu, tham gia các festival lớn để tặng quà khuyến mãi... Tôi khuyên bạn hãy là một marketer thông minh. Tôi đã viết một cuốn sách, trong đó đưa ra nhiều mẹo, lời khuyên cho các công ty, trong đó tập trung là hãy linh hoạt, hãy suy nghĩ ra những ý tưởng lớn thay vì tiêu những món tiền lớn.

* Được biết ông là người tiên phong trong lĩnh vực “marketing xã hội” - còn gọi là marketing phi lợi nhuận. Các doanh nghiệp Việt Nam còn quá mới mẻ với khái niệm này và còn đang phân vân giữa việc marketing để bán sản phẩm đồng thời lại đóng góp nhiều vào cộng đồng. Ông có thể nói rõ hơn về vấn đề này?

- Cách đây nhiều năm, tôi đã nhận ra rằng marketing không chỉ là việc bán hàng hóa, dịch vụ tạo ra lợi nhuận mà đó còn là việc phát triển cộng đồng của mình. Có thể cụ thể hóa khái niệm marketing xã hội bằng các ví dụ như chiến dịch khuyến khích mọi người không hút thuốc lá, tập thể dục nhiều hơn, chú ý đến trẻ em, không gây ô nhiễm môi trường, không lãng phí tài nguyên thiên nhiên… Đó là những dự án marketing xã hội.

Marketing xã hội nói tóm lại là việc dùng những ý tưởng marketing để tác động đến cộng đồng của mình sống tốt hơn cho bản thân và cho xã hội. Một công ty có thể tài trợ cho các hoạt động nghiên cứu, giúp đỡ người nghèo hoặc tạo ra những sản phẩm thân thiện môi trường… Tôi cho đó là những hoạt động, sự kiện xã hội rất cao cả, tất cả mọi người đều đồng ý và cùng tham gia… Chắc chắn điều đó sẽ tạo ra một xã hội tốt hơn và doanh nghiệp đó cũng được hưởng lợi từ sự phát triển đó.

THI NGÔN lược ghi

Xem thêm
Thông tin tác giả
Thông tin chi tiết
Tác giả William Poundstone
Nhà xuất bản NXB Tri thức
Nhà phát hành Fahasa
Giá bìa 125.000 vnđ
Khối lượng 350.00 gam
Ngôn Ngữ Tiếng Việt
Kích thước 14.5 x 20.5 cm
Ngày phát hành 02/08/2019
Số trang 358
Cuoc-thi-review-sach-topsach.vn
Nhận xét từ bạn đọc
Đánh giá trung bình
4.5/5
star star star star star>
0 vote
GỬI NHẬN XÉT CỦA BẠN
  • Đánh giá của bạn về sản phẩm này:
  • Tiêu đề của nhận xét
Đăng nhập để nhận xét