Lá Rơi Trong Thành Phố
"Lá rơi trong thành phố" là những mảnh ghép tâm tư, tình cảm, tình yêu, tình bạn, khát vọng sống và những vực thẳm tâm hồn của người trẻ đan cài giữa một câu chuyện về âm nhạc được kể theo một bố cục độc đáo, không theo trình tự thời gian. Tác phẩm không chỉ cho độc giả cái nhìn về thế hệ thanh niên Việt Nam trưởng thành trong thời kỳ toàn cầu hóa, mà còn điểm lại một số dấu mốc phát triển của cộng đồng mạng, phong trào nhạc nhẹ, thấp thoáng đâu đó nét đổi thay của Hà Nội, thủ đô văn hiến với những con người vừa cũ vừa mới, điểm lại những sự kiện như giai đoạn chuẩn bị bắt buộc đội mũ bảo hiểm trên cả nước hay trận lụt lịch sử năm 2008, "thưởng thức" cả không khí ảm đạm của thời kỳ khủng hoảng kinh tế bao phủ các doanh nghiệp kéo dài từ 2011 đến hiện tại.
Nói về cuộc sống của thế hệ thanh niên, trí thức đương đại giữa một Hà Nội đương đại, tác phẩm xoay quanh chàng trai có tên thân mật Củ Đậu, hành trình từ ấu thơ cho đến khi trưởng thành, làm một nhân viên văn phòng. Không có những yếu tố giật gân, câu chuyện bình dị về những hoạt động đời thường nhưng lại là một hành trình cam go của nội tâm đi tìm giá trị sống cho mình. Với lối viết giản dị đầy lôi cuốn, miêu tả tâm lý qua các tình tiết nhỏ, Lê Xuân Khoa "thả" cho các nhân vật "bay" trong câu chuyện, không gò ép, không định hướng, tự ngã và tự đứng lên. Người đọc sẽ không tìm được một hình tượng đẹp đẽ nào để noi theo hay ngưỡng mộ. Họ chỉ gặp một Củ Đậu cùng đám bạn tuổi đôi mươi vô tư, ngơ ngác trước những lựa chọn trên bước đường đời. Những ai đang trẻ và đã trẻ sẽ tủm tỉm cười khi bất ngờ soi thấy những bối rối, dại dột, những lúc thành công, những lần vấp ngã của chính mình trong câu chuyện đó. Để rồi, khi cùng nhân vật đi qua một chặng đường, họ lại gặp cảm giác bồi hồi vì những kỷ niệm cũ đã qua, và lại cùng nhân vật hít một hơi thật khỏe để tiếp tục chuyến phiêu lưu của đời mình, chuyến phiêu lưu của chiếc lá, như lời tác giả tâm sự trên báo Người đưa tin "Chiếc lá lìa cành là một hiện tượng bình thường trong cuộc sống. Câu chuyện của tôi cũng là một câu chuyện bình thường về con người và cuộc sống thôi. Và đó là cuộc sống của những người trẻ giữa Hà Nội náo nhiệt này. Dưới rất nhiều biến chuyển thăng trầm với tốc độ tên lửa của xã hội đương đại, làm sao chúng ta có thể dừng lại và biết mình nên đi đâu. Bạn có thấy ngoài kia gió to không? Tôi là chiếc lá, và bạn cũng vậy đấy."
***
Giới thiệu tác giả:
Lê Xuân Khoa sinh năm 1983, đang làm việc trong lĩnh vực Sáng tạo và Phát triển cộng đồng nhưng Lê Xuân Khoa rất có duyên với nghiệp viết. Anh thi đỗ trường viết văn Nguyễn Du nhưng không theo học và từng là cây bút văn nghệ khá quen thuộc của một số tờ báo từ thuở đang cắp sách tới trường. Anh được xem là một trong những "tượng đài" của cộng đồng blogger Việt Nam thế hệ đầu tiên. Trang blog Demento của anh luôn nằm trong số 10 blog có lượt xem cao nhất trên Yahoo 360 những năm 2007, 2008.
Một số cảm nhận về "Lá rơi trong thành phố":
"Lá rơi trong thành phố tạo dựng hình ảnh một thế hệ, một lớp thanh niên, một nhóm viên chức văn phòng. Họ sống trong một không khí vội vàng, tất bật hối hả, hối hả chứ không phải sống gấp. Người đọc vì thế mà như cũng hối hả theo, có lúc hoa mắt chóng mặt, có lúc choáng cùng với họ. Không có chuyện gì mà dường như rất nhiều chuyện chỉ trong vài trăm trang sách. Văn của Xuân Khoa rõ ràng, giản dị, rõ ràng đến mức có lúc người đọc mong sao ngôn ngữ của tác giả sặc sỡ hơn một tí, phù phiếm hơn một tí, mạnh mẽ hơn một tí, thậm chí mù mờ lạc lối hơn một tí. Không khí trẻ vì thế cũng sẽ chính là nó hơn một tí. Nhưng chỉ với văn bản này thôi, nếu ta quan tâm đến một thế hệ, ta có thể sẽ bị cuốn theo từ lúc nào chẳng rõ." (- Nhà văn Hồ Anh Thái)
"Câu chuyện gợi lại những kỷ niệm đã qua...
Những người trưởng thành nên đọc cuốn sách này để hiểu thêm về giới trẻ, còn các bạn trẻ thì sẽ thấy họ trong đó.
Bắt đầu với "Lá rơi trong thành phố", tôi tin rằng Khoa sẽ đi đến "Diều bay trên cánh đồng" - "cánh đồng" của những người gieo hạt." (- Tiến sĩ Lê Thống Nhất)
"Cuốn sách này là những phác họa hay về cuộc sống của thanh niên đương đại trong thời đại internet và toàn cầu hóa, cả tích cực và tiêu cực nhưng trên hết vẫn là tình người sâu nặng." (- Dịch giả Ngô Trung Việt)
Trích đoạn sách hay:
"Mùa Đông xa nhau, biết bao nhiêu cồn cào nhung nhớ
Mùa Đông gặp nhau, khát khao được gần nhau hơn..."
Thả mình vào tiếng đàn, vào ca từ, tôi sực nhớ đang ngồi trước khán giả Mắc Kẹp khi cô bé kéo vĩ cầm từ đâu xuất hiện hất mái tóc bước ngang qua. Cô bé da trắng như tuyết, thanh tú và cao hơn tôi. Cậu phục vụ mang ly nước đặt bên cạnh. Ánh đèn tím nheo mắt. Lướt qua những gương mặt bên dưới, lòng tôi nhói lên khi chạm phải ánh mắt của người ngồi chiếc bàn ở giữa. Người ấy cũng nhìn tôi, cái nhìn trìu mến tưởng chừng xa xôi...
"Hà Nội hàng năm từng khi gió về, nhắc tôi rằng con tim rất ngây thơ
Yêu một giây phút miệt mài, thương còn thương suốt đời
Ai ngày xưa đã quá xa xôi, ai vừa đây đã quá thân quen
Trái tim người cứ xoay tròn bốn phương..."
Tôi bối rối hát chênh mất mấy chỗ. Mọi người nhiệt tình cổ vũ hát thêm. Tôi xin kiếu khiến ai nấy ngỡ ngàng.
- Sao? Lại trúng gió à? - Bọ Gậy ngoái lại.
- Em xin lỗi!
Bước loạng choạng xuống dưới, tôi va hông vào cạnh bàn đau điếng. Đúng là người ấy ư? Lẽ nào tôi ảo giác? Trong một thoáng, tim ngừng đập. Tôi tới chiếc bàn người ấy ngồi. Có hai người đang ở đó, một nam một nữ. Cô gái đang vuốt má chàng trai. Tôi đứng sững trước đôi bạn trẻ xa lạ, họ cũng ngơ ngác bội phần.
- Các bạn ơi, vừa nãy có một người ngồi đây phải không?
- Ơ... Bọn em không biết. Bọn em vừa vào đúng một phút trước anh ạ. - Chàng trai nói.
Lúc này, một khán giả xung phong lên sân khấu hát "Hà Nội của tôi", sáng tác bởi Phùng Tiến Minh, một anh diễn viên kịch nhưng lại được biến đến nhiều với vai trò viết nhạc cho phim.
Tôi dáo dác quan sát các bàn chung quanh, chút nữa huých trúng cậu phục vụ mang khay đồ uống.
- Tìm gì anh?
- Cậu có thấy cô gái vừa ngồi ở cái bàn kia không?
- Có. Em vừa gặp chị ấy ở cửa. Chị ấy ngồi đó sớm mà.
Tôi chạy thục mạng ra ngoài. Xe cộ thưa thớt qua lại. Những ngọn cây đổ bóng xuống con đường vàng lịm như trong một giấc mơ.
Mấy hôm sau, tôi thẫn thẫn thờ thờ, đầu óc ngổn ngang trăm mối. Tôi gặng hỏi khắp nơi tung tích người ấy. Hầu như ai cũng ngạc nhiên:
- Ớ? Nó quay lại rồi à? Chị không biết.
- Em cũng không biết. Có thể em nhìn lầm. - Tôi ngao ngán.
Tôi tiếp tục gõ cửa những người bạn khác:
- Ông anh ơi, em xin ông anh. Ông anh vật vã như thế này em sợ lắm. Chuyện lâu rồi, nghỉ ngơi anh nhé.
- Ừ, anh cảm ơn.
Bỗng nhiên, ai đó gửi cho tôi một số điện với tin nhắn cụt ngủn: «Nó dùng số này, bác thử gọi đi». Quá mông lung! Nhưng tôi vẫn bấm số, gọi đi gọi lại nhiều lần. Chẳng bao giờ đầu bên kia bắt máy...
...
Mời bạn đón đọc.
(Dân trí) - Cuốn tiểu thuyết đầu tay của tác giả Lê Xuân Khoa - “Lá rơi trong thành phố” là những mảnh ghép về tình yêu, tình bạn, khát vọng và cả những vực thẳm tâm hồn của những người trẻ.
"Lá rơi trong thành phố" được kể theo một bố cục độc đáo, không theo trình tự thời gian. Tác phẩm không chỉ cho độc giả cái nhìn về thế hệ thanh niên Việt Nam hiện đại mà còn điểm lại một số dấu mốc phát triển của cộng đồng mạng, của phong trào nhạc nhẹ..., gián tiếp phản ánh một cách nhẹ nhàng, thấp thoáng những nét đổi thay của Hà Nội với những con người vừa cũ vừa mới.
Nói về cuộc sống của thế hệ thanh niên trí thức đương đại giữa lòng Hà Nội đương đại, tác phẩm xoay quanh chàng trai có tên "cúng cơm" là Củ Đậu. Truyện xuyên suốt hành trình từ ấu thơ cho đến khi Củ Đậu trưởng thành. Không có những yếu tố giật gân, "Lá rơi trong thành phố" là một câu chuyện bình dị về những sự kiện đời thường nhưng hóa ra lại là một hành trình cam go của nội tâm đi tìm giá trị sống cho mình.
Với lối viết giản dị đầy lôi cuốn, miêu tả tâm lý qua các tình tiết nhỏ, Lê Xuân Khoa "thả" cho các nhân vật "bay" trong câu chuyện, không gò ép, không định hướng, tự ngã và tự đứng lên. Người đọc sẽ không tìm được một hình tượng đẹp đẽ nào để noi theo hay ngưỡng mộ.
Họ chỉ gặp một Củ Đậu cùng đám bạn tuổi đôi mươi vô tư, ngơ ngác trước những lựa chọn trên bước đường đời. Những ai đang trẻ và đã trẻ sẽ tủm tỉm cười khi bất ngờ soi thấy những bối rối, dại dột, những lúc thành công, những lần vấp ngã của chính mình trong truyện.
Để rồi, khi đã cùng nhân vật đi qua những chương truyện, đi qua một chặng đường, độc giả lại bồi hồi vì những kỷ niệm đã qua, và lại cùng nhân vật hít một hơi thật dài để tiếp tục chuyến phiêu lưu của đời mình, như chuyến phiêu lưu của những chiếc lá, giống như lời tác giả tâm sự:
"Câu chuyện của tôi là một câu chuyện giản dị, bình thường về con người và cuộc sống. Đó là cuộc sống của những người trẻ giữa Hà Nội náo nhiệt. Giữa rất nhiều biến chuyển, thăng trầm của xã hội đương đại, làm sao chúng ta có thể dừng lại để biết mình nên đi đâu, nên làm gì tiếp theo... Ngoài kia gió to, tôi và bạn, tất cả chúng ta đều là những chiếc lá".
Nhận xét về tác phẩm, nhà văn Hồ Anh Thái nhận định: "Lá rơi trong thành phố tạo dựng hình ảnh một thế hệ, một lớp thanh niên sống trong không khí vội vàng, tất bật nhưng không sống gấp. Người đọc cũng có lúc hối hả theo, có lúc hoa mắt chóng mặt, có lúc choáng váng cùng nhân vật. Không có chuyện gì mà dường như có rất nhiều chuyện được gói gọn chỉ trong vài trăm trang sách".
Tiến sĩ Lê Thống Nhất cho rằng: "Những người trưởng thành nên đọc cuốn sách này để hiểu thêm về giới trẻ, còn các bạn trẻ khi đọc sẽ tìm thấy chính mình trong đó".
Dịch giả Ngô Trung Việt cho rằng: "Cuốn sách chứa đựng những phác hoạ hay về cuộc sống của lớp thanh niên đương đại trong thời kỳ bùng nổ Internet, tồn tại cả những điều tích cực và tiêu cực, nhưng trên hết vẫn là tình người sâu nặng".
Buổi ra mắt cuốn sách sẽ được tổ chức vào 14h ngày 29/6/2013 tại M Day Cà phê 110 Cầu Giấy - Hà Nội.
(Báo dantri.com.vn giới thiệu ngày 25/6/2013)
Pi Uy
Nội dung tác phẩm không chỉ cho độc giả cái nhìn về thế hệ thanh niên Việt Nam trưởng thành trong thời kỳ toàn cầu hóa, mà còn điểm lại một số dấu mốc phát triển của cộng đồng mạng, phong trào nhạc nhẹ, thấp thoáng đâu đó nét đổi thay của Hà Nội, thủ đô văn hiến với những con người vừa cũ vừa mới. Sách cũng điểm lại những sự kiện như giai đoạn chuẩn bị bắt buộc đội mũ bảo hiểm trên cả nước hay trận lụt lịch sử năm 2008, "thưởng thức" cả không khí ảm đạm của thời kỳ khủng hoảng kinh tế bao phủ các doanh nghiệp kéo dài từ năm 2011 đến hiện tại...
Với lối viết giản dị đầy lôi cuốn, miêu tả tâm lý qua các tình tiết nhỏ, Lê Xuân Khoa "thả" cho các nhân vật "bay" trong câu chuyện, không gò ép, không định hướng...
(Báo danviet.vn giới thiệu ngày 2/7/2013)
Thanh Hà
PNO - Lá rơi trong thành phố là tập sách mới của tác giả trẻ Lê Xuân Khoa (NXB Văn Học).
Trong đó, nhân vật có tên ngộ nghĩnh Củ Đậu. Chàng ta kể lại hành trình từ nhỏ đến khi trưởng thành làm nhân viên văn phòng.
Ở đây không có những yếu tố giật gân, những tình tiết li kỳ mà chỉ là những suy tư bình dị của lớp người trẻ muốn tìm giá trị sống cho mình. Có chuyện không gì to tát nhưng với họ lại là dấu ấn khó quên: "Hồi học trích đoạn Trần Quốc Toản "bóp nát quả cam", tôi mơ được sống ở thời Trần trong không khí dân tộc hào hùng. Thành Cát Tư Hãn dựng nên một đế chế Mông Cổ hùng mạnh thâu tóm cả lục địa Á Âu lúc bấy giờ, nhưng họ đã bại trước chúng ta ba lần. Sinh ra vào thời ấy, tôi có thể là một dũng tướng, hoặc một mưu sĩ túc trí đa mưu không chừng. Tôi sẽ thích hai chữ "Sát Thát" lên tay, sẽ để lại tên trong sử sách".
Trong quan hệ của người trẻ, đôi khi có những lúc giận hờn vô cớ. Có thể chúng ta thấy bình thường, nhưng với họ thì không hề. Chẳng hạn:
"Em quay sang tôi, nói một cách giận dỗi:
- Thế sao anh phải viết lên blog chuyện dầm mưa bị ốm mà không ai săn sóc?
- Đó là chuyện của mấy hôm trước. - Mặt tôi thộn ra, cảm thấy ngu ngốc khi liên tục tự vấn xem mình mắc lỗi gì.
Em ngồi thừ, chẳng nói. Tôi không biết nên ngồi hay nên đứng, chân tay luýnh quýnh tìm chỗ bám víu. Rồi tự nhiên tôi chộp lấy tay em, cả hai
đứa đều bất ngờ:
- Cho anh xin lỗi đi!"
Lại đôi khi họ nhớ cả những chi tiết mà người lớn có thể cho là ngớ ngẩn: "Nụ hôn đầu của tôi diễn ra lúc bảy giờ kém 20 giây ngày 15 tháng 12 năm 2007, ngày đầu tiên cả nước bắt buộc đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy. Lúc ấy, tính cả tuổi mụ, tôi hai mươi ba tuổi".
Câu chuyện Lá rơi trong thành phố nhẹ nhàng, đơn giản mà qua đó, chúng ta có thể thấy được phần nào suy tư của lớp trẻ. Đúng như nhà văn Hồ Anh Thái nhận xét: "Lá rơi trong thành phố tạo dựng hình ảnh một thế hệ, một lớp thanh niên, một nhóm viên chức văn phòng. Họ sống trong một không khí vội vàng, tất bật hối hả, hối hả chứ không phải sống gấp. Người đọc vì thế mà như cũng hối hả theo, có lúc hoa mắt chóng mặt, có lúc choáng cùng với họ. Không có chuyện gì mà dường như rất nhiều chuyện chỉ trong vài trăm trang sách".
Chính vì vậy, tập sách này có thể đem lại cho người đọc đôi điều thú vị.
(Báo phunuonline.com.vn giới thiệu ngày 3/10/2013)
K.N
Xem thêmTác giả | Lê Xuân Khoa |
---|---|
Nhà xuất bản | Nxb văn học |
Nhà phát hành | Thái Hà |
Giá bìa | 125.000 vnđ |
Khối lượng | 484.00 gam |
Ngôn Ngữ | Tiếng Việt |
Kích thước | 13 x 20.5 cm |
Ngày phát hành | 02/08/2019 |
Số trang | 440 |
- Đánh giá của bạn về sản phẩm này:
- Tiêu đề của nhận xét