Gọi Con Người

Gọi Con Người

Tác giả: Hòa Bình
Gọi Con Người Lượt xem: 234 người
Sách Văn học Trong Nước, Tiểu thuyết việt nam
Gọi Con Người 0 Vote

Cuộc sống đơn thuần chỉ xoay quanh sinh hoạt của mọi gia đình nhỏ trong nó, vậy thì có gì khác đâu ngoài việc hai người xa lạ yêu nhau, lấy nhau, làm tình, có con, rồi lao vào đi làm, kiếm tiền để mưu sinh… Thế nhưng cuộc sống bao giờ chỉ giản đơn như vậy, họ luôn làm khổ nhau bởi sự nghi kị, căm thù hoặc mê cuồng, yêu hận… và rồi chính họ cũng không biết học là ai, thực sự tồn tại để đi về đâu trong sự bất tận và vô nghĩa lý của kiếp người.

Họ yêu nhau, Hẳn nhiên, họ đến với nhau bằng tình yêu cùng những cơn cuồng dại của tuổi trẻ, trong men rượu, tiếng đàn và lời hát say đắm. Rồi họ lấy nhau và có con như bao kết thúc đẹp của mọi cuộc tình nồng cháy. Thế rồi họ cách xa nhau, trong tâm tưởng, ngay trên cái giường mà họ chia sẻ chăn gối, bấn loạn và bất lực khi làm tình với người khác bởi điều đơn giản, họ chỉ thèm khát nhau.

Chẳng ai có thể hiểu được cơn ghen tuông của người chồng bắt đầu từ duyên cớ nào kể từ khi anh ta tự cho phép mình theo dõi vợ để bắt quả tang ngoại tình. Thậm chí con săm soi cả chiếc quần lót của vợ để tìm một dấu tích nào đó chẳng may còn sót lại… Yêu và ghét cứ thế quấn quyện lấy nhau tựa như hai mặt của cuộc sống rối ren này vậy. Chỉ có đứa con nhỏ bé với căn bệnh tim bẩm sinh tựa như một thiên thần trong ngôi nhà ấy. 5 tuổi, bé Bông chưa chuẩn bị những bài học hay kinh nghiệm làm người, tất cả với em đều nguyên sơ, trong sáng, rõ ràng, đen - trắng không lẫn lộn…

“… Tôi đợi nàng trong một cơn điên khủng khiếp. Tâm trí rối bời giận dữ mặc cảm đau đớn rách nát. Tôi ngửi thấy mùi dối trá qua đường line điện thoại. Nhưng không hỏi nàng đi đâu, vì sao, để làm gì.

Bé Bông được năm tháng tuổi, nàng đi làm trở lại và từ đó tôi thấy nàng thay đổi. Sáng, lúc đi ra khỏi nhà, nàng thử tới ba bộ quần áo, trang điểm tinh tế khá kỹ càng từng chi tiết nhỏ, dùng cả mascara là thứ rất ít khi đụng tới. Nàng đi đâu?

Tại sao tôi có thể bắt gặp thứ chất nhờn sền sệt dính dấp như keo trong quần lót của nàng? Tại sao rất nhiều khi tôi phải đánh thức nàng giữa đêm khuya và cay đắng nhận lại sự thờ ơ lạnh lẽo từ thân thể trì trệ miên man cơn buồn ngủ chết tiệt. Tại sao có mùi thuốc lá vương vấn trên tóc nàng? Nàng chat với ai hàng ngày và nhiều lần tôi bắt gặp nàng cười vu vơ không đối tượng.

Nhiều đêm, tôi không ngủ. Ngồi hẳn dậy, ngắm nàng say sưa vô tư lự nồng nàn trong sâu thẳm bản thể. Trong trẻo, sáng sủa, rõ ràng. Tại sao tôi không thể tin điều đó? Phải chăng, chỉ trong giấc ngủ con người ta mới không lọc lừa dối trá? Và liệu những giấc mơ của nàng thuộc về ai?

Có lúc nàng thật gần gũi, giản dị nhịp thở chầm chậm đều đều, có khi xa xôi, huyễn hoặc, vui vẻ liến thoắng tình tứ yêu đời trong khi ngủ. Thân thể nàng chuyển động, nâng lên hạ xuống nhịp nhàng, rồi dồn dập uốn cong hứng khởi trong cao trào mà đỉnh điểm ngời lên đôi gò má sáng hồng dịu dàng e ấp. Tôi muốn gào, muốn thét, muốn đánh kẻ vô hình đang hiện hữu không thể chối cải ấy.

Lay nàng dậy, tôi hỏi ai đấy. nàng cười bảo em nằm mơ thấy hai đứa mình bay trên cánh đồng, lúa đang thì con gái vào đòng thơm lắm, mùi sữa ngọt kinh khủng, chúng mình làm tình giữa thiên nhiên xanh ngắt, không biết tại sao lại như thế, không biết có ai nhìn thấy chúng mình khi đó, nhưng trời ơi, cảm giác không thể nào tả được. Ngây ngất tươi mới như lần đầu tiên ấy.

Tôi lặng ngắt. Làm sao có thể tin đó là diễm phúc của tôi?

Anh băn khoăn điều gì chứ? Tại sao anh không thể tin ở ngày mai? - Với niềm xác tín, nàng hỏi.

Anh không thấy đây là cuộc sống của mình. Chẳng một cái gì thuộc về anh – Tôi rên rĩ.

Tại sao? Em là vợ anh, và em yêu anh. Chúng ta yêu con gái, nó đang lớn dần lên. Anh có một công việc để làm và em cũng thế. Vậy anh nghi ngờ điều gì?

Anh nghi ngờ tất cả. Tất cả. Tất cả...” (Trích đoạn Gọi con người)

Mời bạn đón đọc.

 

Tiếp theo “Cánh đồng bất tận” của Nguyễn Ngọc Tư và “Gia đình bé mọn” của Dạ Ngân, nhà văn nữ Hoà Bình đã ghi dấu ấn bằng những cuộc sống nhỏ bé trong tiểu thuyết đầu tay “Gọi con người”.

Tiếp theo “Cánh đồng bất tận” của Nguyễn Ngọc Tư và “Gia đình bé mọn” của Dạ Ngân, nhà văn nữ Hoà Bình đã ghi dấu ấn bằng những cuộc sống nhỏ bé trong tiểu thuyết đầu tay “Gọi con người”.

Cuốn tiểu thuyết khoảng 200 trang của nhà văn nữ Hòa Bình với 35 chương - 35 cửa chữ tựa như 35 lát cắt ngang về cuộc sống của một gia đình nhỏ, 35 lối vào mở ra bí mật, khát khao, tâm sự thầm kín của con người.

Cuộc sống đơn thuần chỉ xoay quanh sinh hoạt của mọi gia đình nhỏ trong nó, với việc hai người xa lạ yêu nhau, lấy nhau, làm tình, có con, rồi lao vào đi làm, kiếm tiền để mưu sinh... Thế nhưng họ luôn làm khổ nhau bởi sự nghi kỵ, căm thù hoặc mê cuồng, yêu hận. Và rồi chính họ cũng không biết họ là ai, thực sự tồn tại để đi về đâu trong sự bất tận và vô nghĩa lý của kiếp người…

Hoà Bình đã chia cuốn sách ra thành 35 phần đầy chủ ý để độc giả có thể bắt đầu cuộc hành trình từ bất cứ phần nào cũng có thể hiểu được chiều sâu ẩn trong nó. Chị gọi đó là những “cửa chữ”.

Thời gian tiểu thuyết không miên man theo mạch truyện hoặc dòng tâm trạng của bất cứ nhân vật nào, xáo trộn nhưng không làm độc giả rối trí. Gọi con người gợi nhớ tới Từ điển Khazar của Milorad Pavic ở một mức độ nào đó, nhưng tất nhiên không đồ sộ, tinh vi và khó đọc như thế.

“Đọc lần lượt thì thấy lòng vừa sướng vừa bực. Đọc kiểu lật chương bất kỳ, thì thấy mắt thòm thèm như gái nghén. Đem ý tứ mà so với các sách đã được giám thưởng thì thấy dạ rân rân tê tê vì cái khéo của người khoác xiêm y cho lời tiếng”, nhà thư pháp Trịnh Tuấn nhận xét.

Thu Nguyễn

(Nguồn: Báo Dân Trí)

Xem thêm
Thông tin tác giả
Thông tin chi tiết
Tác giả Hòa Bình
Nhà xuất bản Nxb Hội Nhà Văn
Nhà phát hành Tân Việt
Giá bìa 125.000 vnđ
Khối lượng 260.00 gam
Ngôn Ngữ Tiếng Việt
Kích thước 13x24 cm
Ngày phát hành 02/08/2019
Số trang 202
Cuoc-thi-review-sach-topsach.vn
Nhận xét từ bạn đọc
Đánh giá trung bình
4.5/5
star star star star star>
0 vote
GỬI NHẬN XÉT CỦA BẠN
  • Đánh giá của bạn về sản phẩm này:
  • Tiêu đề của nhận xét
Đăng nhập để nhận xét