Đại Cương Kinh Diệu Pháp Liên Hoa
Click để xem bìa sau

Đại Cương Kinh Diệu Pháp Liên Hoa

Đại Cương Kinh Diệu Pháp Liên Hoa Lượt xem: 257 người
Sách Chuyên Ngành, Sách tôn giáo, Sách về Phật Giáo
Đại Cương Kinh Diệu Pháp Liên Hoa 0 Vote

Đại Cương Kinh Diệu Pháp Liên Hoa

Kinh Pháp Hoa là bộ kinh được nhiều người trên thế giới thọ trì, đọc tụng, lễ bái, thậm chí có người kính lạy từng chữ, từng câu trong bộ kinh này. Ngài Thái Hư đại sư đã khẳng định giá trị của bộ kinh Pháp Hoa rằng chưa thấy một bộ kinh nào được kính trọng như thế.

Vì kinh Pháp Hoa ẩn chứa nhiều ý nghĩa thâm sâu cao tột trong hệ thống kinh điển Đại thừa, cho nên tùy theo trình độ tu chứng của từng người mà hiểu ý nghĩa và lý giải bộ kinh này ở những khía cạnh khác nhau.

Theo Bồ tát Thế Thân, kinh Pháp Hoa là tối thượng thừa, vì kinh này chuyển tải áo nghĩa siêu tuyệt vượt hơn tất cả các kinh và là mục tiêu của hàng tam thừa phải đạt đến trên lộ trình Phật đạo. Ngài Trí Giả đại sư (Trung Quốc) cho kinh này là pháp mầu nhiệm có thể thống nhiếp tất cả các pháp. Ngài Nhật Liên Thánh nhân (Nhật Bản) cho kinh Pháp Hoa là môn đại Đà la ni, cho nên người tu chỉ cần niệm đề kinh Nam Mô Diệu Pháp Liên Hoa kinh là tiêu trừ được tất cả tội chướng và thành tựu Vô thượng Bồ đề.

Ngoài ba vị Thánh Tăng nói trên, các pháp sư, Thiền sư và cư sĩ trên khắp năm châu cũng đều thọ trì, đọc tụng, suy tư, lễ bái, ứng dụng trong cuộc sống và ít nhiều cũng đạt được công đức bất khả tư nghì.

Đối với chư vị Bồ tát hiện thân trên cuộc đời để giáo hóa độ sinh, hay đối với những người đã trồng căn lành sâu dày với Phật pháp, đặt trọn niềm tin kiên cố và cả thân mạngmình nơi chư Phật, thì dòng lịch sử kinh Pháp Hoa là dòng thác trí tuệ của chư Phật hằng tỏa sáng miên viễn từ thời Phật Oai Âm Vương và trước đó nữa. Thật vậy, bất cứ vị Phật nào trên lộ trình Bồ tát đạo muốn thành tựu quả vị Phật, đều phải học và thể nghiệm kinh Pháp Hoa có kết quả tốt đẹp thật sự trong cuộc sống.

Chính vì đặt trên nền tảng sống thực một cách hoàn mỹ, cho nên kinh Pháp Hoa là bộ kinh không dùng văn tự mà chư Phật và chư vị Bồ tát trong mười phương Pháp giới đang an trụ và giữ gìn, là bộ kinh mà Bồ tát Thường Bất Khinh nghe được khi đốt thân bằng lửa tam muội và thái tử Sĩ Đạt Ta nghe được sau 49 ngày tư duy Thiền định ở Bồ đề đạo tràng. Chính nguồn kinh Pháp Hoa như thật ấy mới tạo thành dòng lịch sử Phật giáo siêu tuyệt, nuôi dưỡng và phát huy tuệ giác cho hàng hàng lớp lớp người con Phật trên khắp năm châu bốn biển trải qua dòng thời gian hơn 2500 năm, mãi còn sống động và là ngọn đuốc soi đường cho cả nhân loại.

Với mạng mạch Phật giáo siêu tuyệt như vậy, tất nhiên lịch sử kinh Pháp Hoa không phải là lịch sử của tri thức con người, không phải là lịch sử của gạch vụn và xác khô; mà là lịch sử của những con người đang sống với bản tâm, không bị ngũ ấm thân ngăn che và vượt qua được không gian mười muôn ức thế giới cũng như tự tại với thời gian ngũ bách ức trần.

Về học thuật, kinh Pháp Hoa ẩn chứa những tư tưởng phong phú, nên đã thu hút các học giả trên khắp thế giới quan tâm. Vào đầu thế kỷ 19, công sứ người Anh là ông Hamilton tìm thấy ở Népal một bộ kinh Pháp Hoa chữ Phạn viết trên lá bối, thường được gọi là Pháp Hoa Népal. Sau đó, phái đoàn người Nhật, Anh, Pháp, Đức đã tìm thấy 19 bản Pháp Hoa chép tay bằng Phạn ngữ.

Ngoài ra, bốn phái đoàn thám hiểm Nhật, Anh, Đức, Nga sang vùng Trung Á tìm thêm được ở Kotan sáu bộ kinh Pháp Hoa Phạn ngữ và một bộ kinh Pháp Hoa ở Kucha, quê của Ngài Cưu Ma La Thập.

Năm 1932, một bộ kinh Pháp Hoa cổ nhất được tìm thấy ở vùng Kashmir nối liền với Afghanistan, thường được gọi là bộ Pháp Hoa Gilgit. Bộ kinh này gồm có hai phần ba bằng chữ Phạn và một phần ba chữ Magadhi là loại chữ cổ nhất của nước Ma Kiệt Đà.

So sánh 28 bộ kinh Pháp Hoa tìm được rải rác khắp nơi, có ít nhiều khác nhau. Mặc dù do Đức Phật nói ra, nhưng kinh này đã được kiết tập ở nhiều địa điểm và nhiều giai đoạn khác nhau, do những nhóm người có trình độ không đồng nhau. Tuy nhiên, tư tưởng căn bản của kinh không thay đổi và trọng tâm của kinh ở những phẩm thứ 2, 11 và 16 thì tất cả bản kinh nào cũng đều có đủ ba phẩm này.

Tóm lại, theo sự khảo cứu trên, kinh Pháp Hoa được kiết tập và hệ thống lại vào khoảng 100 năm trước Tây lịch và chỉ đạo cho sự cai trị của vua A Dục. Ông cho xây 84.000 tháp ở khắp nơi theo tinh thần của phẩm Dược Vương Bồ tát trong kinh Pháp Hoa. Và cũng thể hiện tinh thần phẩm Tựa của kinh, giống như tám người con của Đức Phật Nhật Nguyệt Đăng Minh, các con của vua A Dục cũng đều xuất gia làm nhà truyền giáo đầy nhiệt tâm. Họ xây chùa hoặc mang kinh Pháp Hoa truyền bá tận Trung Đông, Trung Á...

Mời bạn đón đọc.

Xem thêm
Thông tin tác giả
Thông tin chi tiết
Tác giả Thích Khế Đạo
Nhà xuất bản Nxb Tôn Giáo
Nhà phát hành Quang Minh
Giá bìa 125.000 vnđ
Khối lượng 374.00 gam
Ngôn Ngữ Tiếng Việt
Kích thước 14.5 x 20.5 cm
Ngày phát hành 02/08/2019
Số trang 304
Cuoc-thi-review-sach-topsach.vn
Nhận xét từ bạn đọc
Đánh giá trung bình
4.5/5
star star star star star>
0 vote
GỬI NHẬN XÉT CỦA BẠN
  • Đánh giá của bạn về sản phẩm này:
  • Tiêu đề của nhận xét
Đăng nhập để nhận xét