Các Nguyên Tắc Marketing Trong Cạnh Tranh Toàn Cầu

Các Nguyên Tắc Marketing Trong Cạnh Tranh Toàn Cầu

Các Nguyên Tắc Marketing Trong Cạnh Tranh Toàn Cầu Lượt xem: 309 người
Sách Kinh Tế, Sách marketing bán hàng
Các Nguyên Tắc Marketing Trong Cạnh Tranh Toàn Cầu 0 Vote

Trong hoạt động marketing, có 04 chữ Phải mà bất cứ công ty nào cũng cần lưu ý: Product (sản phẩm), Price (giá cả), Promotion (cổ động), Place (địa điểm), hay hệ thống phân phối. Ở đây, chúng ta đề cập đến chữ Phải cuối cùng (end-users). Vấn đề này đang là một thách thức lớn đối với hệ thống phân phối của các công ty Việt Nam (vốn yếu kém) trong tình hình toàn cầu hoá các thị trường trên thế giới.

Thực vậy, việc gia nhập WTO đã mở ra nhiều cơ hội và cả thách thức cho các hệ thống bán lẻ hiện có của Việt Nam: Hệ thống phân phối truyền thống, hệ thống siêu thị Coop-Mart, Maximark, Citimark, Vinatex, G7 Mart, Metro, Big C…; Rồi đây, đại siêu thị bán lẽ Wal-Mart, Mỹ (đứng hàng thứ 2 trên thế giới là Carrefour, Pháp) chắc chắn sẽ vào thị trường Việt Nam. Wal-Mart đồng nghĩa với nhà bán lẻ số 1 thế giới, mạnh về mọi phương diện: tiềm lực tài chánh, hệ thống nhân sự; hệ thống và dịch vụ của họ đã minh chứng trên toàn cầu. Nói chung, tất cả hệ thống phân phối, các nhà bán lẽ hiện tại của Việt Nam, khó có khả năng trở thành đối trọng của họ. Tuy nhiên, có phải lúc nào Wal-Mart cũng “bách chiến bách thắng” trên mọi mặt của thị trường?

Người ta nói rằng, khi Wal-Mart xuất hiện ở đâu, trong bán kính 3km, không thể có một “đại gia” nào khác tồn tại, nhưng điều đó không có nghĩa là “bất bại” như nhân vật Đông Phương Bất Bại của tiểu thuyết chưởng Kim Dung. Chúng ta hãy xem.

Trong cuộc viễn chinh toàn cầu, sau gần 10 năm sử dụng “độc cô cửu kiếm” tại Trung Quốc, thị phần của Wal-Mart vẫn chỉ xấp xỉ 3% trong khi quy mô thị trường này có thể đạt 860 tỷ USD vào năm 2009 và tăng trưởng bán hàng đạt 15%/năm.

Tại Trung Quốc, khó khăn của Wal-Mart phát sinh từ việc họ không nắm bắt được tính cách tiêu thụ của người Trung Quốc. Chẳng hạn, Wal-Marrt đã từng giới thiệu các con cá đông lạnh, gói giấy bóng đến người tiêu thụ Trung Quốc trong khi từ rất lâu, người Trung Quốc vẫn ưa chuộng cá tươi.

Tại Nhựt Bổn, Wal-Mart cũng gặp trở lại đối với cá. Wal-Mart đã mua lại một phần của Seiyu, chuỗi phân phối nổi tiếng của Nhựt vào năm 2003 và truyền cho Seiyu bí quyết kinh doanh, đó là “Mang Đến Cho Khách Hàng Các Sản Phẩm Tốt Nhứt Ở Mức Giá Thấp Nhứt”. Seiyu học rất nhanh và đã chinh phục hoàn toàn người tiêu thụ Nhựt với các loại hàng thông thường, chỉ trừ kinh doanh cá, cá tươi, một món ăn khoái khẩu vốn rất tinh tường khi dùng cá tươi trong khi Wal-Mart lại không biết cách kinh doanh loại thự phẩm bản địa độc đáo này.

Tại Hàn Quốc, giữa năm 2006, Wal-Mart đã bán hết cơ sở của họ cho tập đoàn Shinegae (Hàn Quốc) với giá 900 triệu USSD và nói lời tạm biệt với đất nước “kim chi”. Tại các tiệm Wal-Mart, không có nguyên nhân hướng dẫn, không có chuyên viên giải đáp thắc mắc…, điều này trái ngược với phong cách phục vụ xưa nay của các tiệm phân phối ở Hàn Quốc và “người dân củ sâm” đã “tiễn” Wal-Mart cũng không trở thành kiếm khách “Độc Cô Cầu Bại”, Wal-Mart đã từng tự hào vì cách thức phục vụ lịch sự đó. Thực vậy, người tiêu thụ Đức trở nên đa nghi với thái đọ quá ân cần của nhân viên Wal-Mart ở Đức và họ đã quyết định không mua hàng vì sợ. Wal-Mart cũng lừng danh với chiêu thức giảm giá: Mỗi Ngày Đều Giảm Giá (Everyday, low Price) nhưng lại khinh suất khi đối đầu ở Đức và hậu quả là Wal-Mart phải bán lại 85 cửa tiệm tại Đức và Metro cách đây không lâu.

Tuy nhiên, thỉnh thoảng có thất bại, Wal-Mart vẫn là “Tây Phương Bất Bại, và vẫn là “Độc Cô Cầu Bại”.

Mục Lục:

Lời nói đầu

Chương 1: Vai trò tích cực của Marketing trong nền kinh tế toàn cầu

Chương 2: Đại cương về Marketing

Chương 3: Các hệ thống thông tin và nghiên cứu Marketing

Chương 4: Phân tách môi trường Marketing của công ty

Chương 5: Phương thức đo lường và tiên đoán mức cầu thị trường

Chương 6: Làm thế nào phát triển, thử nghiệm và tung ra các sản phẩm và dịch vụ mới

Chương 7: Nhận diện các phân khúc và lựa chọn thị trường mục tiêu

Chương 8: Thiết lập chiến lược và kế hoacshj Marketing

Chương 9: Tiếp cận và các chiến lược định giá

Chương 10: Quảng cáo - Khiếu nại - Pr: Hình thức đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm dịch vụ

Chương 11: Quản trị việc bán lẻ, bán sĩ và các hệ thống phân phối vật chất

Chương 12: Quản trị lực lượng bán hàng

Tài liệu tham khảo

Mời bạn đón đọc.

Xem thêm
Thông tin tác giả
Thông tin chi tiết
Tác giả Dương Hữu Hạnh
Nhà xuất bản Nxb Lao động - Xã hội
Nhà phát hành Bookshop-Loc
Giá bìa 125.000 vnđ
Khối lượng 700.00 gam
Ngôn Ngữ Tiếng Việt
Kích thước 16 x 24 cm
Ngày phát hành 02/08/2019
Số trang 590
Cuoc-thi-review-sach-topsach.vn
Nhận xét từ bạn đọc
Đánh giá trung bình
4.5/5
star star star star star>
0 vote
GỬI NHẬN XÉT CỦA BẠN
  • Đánh giá của bạn về sản phẩm này:
  • Tiêu đề của nhận xét
Đăng nhập để nhận xét