Almanach - Những Nền Văn Minh Thế Giới
Almanach những nền văn minh thu nhỏ
(15-01-2007)
Almannach những nền văn minh thế giới đi sâu trình bày một cách hệ thống các tri thức về lịch pháp, thiên văn, khoa học, triết học, nghệ thuật, luật pháp... đến những chiến trận lừng danh cùng các tướng lĩnh nổi tiếng. Almannach những nền văn minh thế giới còn hé mở tương lai với dự báo những sự thay đổi về nền văn minh đại công nghiệp như: người máy đa chức năng, công nghệ sinh học, vật liệu mới... đến các căn bệnh hiểm nghèo như AIDS, ung thư... được chữa trị ra sao? Almannach những nền văn minh thế giới được bố cục khoa học cùng hình ảnh minh họa hấp dẫn góp phần giúp người đọc giải quyết những thắc mắc của con người về quá khứ, hiện tại và tương lai.
T.H.N
Almanach những nền văn minh thu nhỏ
(15-01-2007)
Almannach những nền văn minh thế giới đi sâu trình bày một cách hệ thống các tri thức về lịch pháp, thiên văn, khoa học, triết học, nghệ thuật, luật pháp... đến những chiến trận lừng danh cùng các tướng lĩnh nổi tiếng. Almannach những nền văn minh thế giới còn hé mở tương lai với dự báo những sự thay đổi về nền văn minh đại công nghiệp như: người máy đa chức năng, công nghệ sinh học, vật liệu mới... đến các căn bệnh hiểm nghèo như AIDS, ung thư... được chữa trị ra sao? Almannach những nền văn minh thế giới được bố cục khoa học cùng hình ảnh minh họa hấp dẫn góp phần giúp người đọc giải quyết những thắc mắc của con người về quá khứ, hiện tại và tương lai.
T.H.N
Tái bản Almanach những nền văn minh thế giới (Thứ Sáu, 19/01/2007)
Ra mắt người đọc Việt cách đây mười năm, nay Almanach những nền văn minh thế giới được tái bản (NXB Văn Hóa Thông Tin). Từng được ví von là một thư viện tri thức thu nhỏ (cung cấp thông tin tự nhiên và xã hội của 5.000 năm lịch sử, bao gồm khắp các châu lục...), khi xuất hiện lại quyển sách buộc phải làm mới mình với những thông tin được cập nhật, bổ sung như những sự kiện, niên biểu lịch sử thế giới tới năm 2005; những công trình khoa học của loài người được xây dựng vào những năm cuối thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21; danh nhân âm nhạc thế giới; trên 300 công trình kiệt tác kiến trúc thế giới bằng hình ảnh; 99 bài thơ Đường hay nhất...
Tái bản Almanach những nền văn minh thế giới (Thứ Sáu, 19/01/2007)
Ra mắt người đọc Việt cách đây mười năm, nay Almanach những nền văn minh thế giới được tái bản (NXB Văn Hóa Thông Tin). Từng được ví von là một thư viện tri thức thu nhỏ (cung cấp thông tin tự nhiên và xã hội của 5.000 năm lịch sử, bao gồm khắp các châu lục...), khi xuất hiện lại quyển sách buộc phải làm mới mình với những thông tin được cập nhật, bổ sung như những sự kiện, niên biểu lịch sử thế giới tới năm 2005; những công trình khoa học của loài người được xây dựng vào những năm cuối thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21; danh nhân âm nhạc thế giới; trên 300 công trình kiệt tác kiến trúc thế giới bằng hình ảnh; 99 bài thơ Đường hay nhất...
(H.CH.)
Ông già 80 và công trình lịch vạn niên
(Thứ Tư, 07-11-2007)
Mất 6 năm nghiên cứu, bao phen vất vả ngược xuôi tìm nơi xuất bản, đến cuối tháng 10-2007, cuốn Lịch vạn niên VN dày hơn 1.500 trang của nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Chung mới đến tay độc giả.
Cũng gian nan không kém việc in sách, cuộc trò chuyện với tác giả công trình đồ sộ này không thể thực hiện bằng ngôn ngữ nói thông thường. Thính lực của ông gần như bằng 0, hậu quả của cơn tai biến cách đây 14 năm, vì thế, chúng tôi phải “nói” bằng bút và qua... e-mail.
Cả đời nghiên cứu cổ học phương Đông
Ngay từ nhỏ, cậu bé Nguyễn Văn Chung đã được ông nội, một nhà nho, truyền dạy nhập tâm cổ học phương Đông. Lớn hơn một chút, khi biết chữ, ngoài ông nội thì ông bà thân sinh của ông cũng chú trọng dạy cho con cổ học phương Đông một cách hệ thống. Ông Chung kể, suốt 70 năm qua, ông thường xuyên nghiên cứu vấn đề này. Lúc đầu chỉ là “xem bói” giải trí cho người quen và bạn bè, vì công việc chính của ông là một nhà giáo. Những năm còn công tác tại Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp (nay là Bộ GD-ĐT), ông được cố bộ trưởng Tạ Quang Bửu phân công theo dõi đào tạo tại các trường ĐH y trên cả nước.
Một biến cố lớn xảy ra đã khiến ông không thể đi tiếp sự nghiệp giáo dục. Năm 1994, khi đang giảng dạy môn phòng chống HIV/AIDS tại TPHCM, ông bất ngờ bị tai biến mạch máu não (tắc mạch máu nuôi tai trong). Cơn tai biến đã quật đổ ông, suốt 9 tháng trời phải nằm điều trị tại TPHCM. Cố giáo sư Đặng Văn Chung đã khuyên ông quay về Hà Nội. Về Bắc, như ngọn đèn treo trước gió, ông nằm nghĩ về một thời đã qua. Chẳng lẽ suốt 40 năm làm việc cật lực với 16 giờ mỗi ngày lại chẳng để lại gì trước khi về với đất? Thế là ông bắt tay vào tìm lời giải cho những thắc mắc của mình về lịch học, về những thắc mắc chưa có lời giải đáp trước kia.
Những phát hiện mới về lịch VN
Một năm dưỡng bệnh, sức sống trở lại, ông Chung bắt tay vào việc nghiên cứu lịch VN. Ông giáo già về hưu tóc bạc trắng bắt đầu mày mò tự học vi tính. Lại tiếp tục mỗi ngày làm việc 16 giờ. Trên căn gác nhỏ ở ngõ Hội Vũ, Hà Nội, bằng những kiến thức y học, toán học, toán di truyền được đào tạo chuyên môn bài bản và bằng vốn tri thức cổ học phương Đông tích lũy được, ông Chung cặm cụi ngày đêm để tính toán, căn từng canh giờ, từng khắc của từng địa phương và đối chiếu với từng vì tinh tú. Người Á đông xưa tính giờ bằng quan sát bóng chiếu của mặt trời qua một cọc tiêu và vạch thành các điểm xuống đất để xác định 12 canh giờ (giờ cổ truyền). Theo quan niệm của người xưa, giờ cổ truyền chỉ đúng với từng địa phương. Sang địa phương khác, giờ cổ truyền thay đổi. Ngày nay, giờ cổ truyền được xác định thay đổi theo kinh tuyến. Chẳng hạn, quận Hồng Bàng (Hải Phòng) nằm ở kinh độ 106o38’ Đông, quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) ở 105o51’ Đông. Vào đầu giờ Tý tại kinh tuyến trung tâm VN (105o Đông), đồng hồ chỉ 23 giờ 00 phút 01 giây thì cũng thời điểm đó, giờ Tý địa phương của quận Hoàn Kiếm sẽ là 23 giờ 03 phút 25 giây, tại Hồng Bàng là 23 giờ 06 phút 33 giây. Không cần biết nhiều kiến thức về cổ học phương Đông, bất cứ ai trong số hơn 80 triệu người Việt, dù sinh ở bất cứ đâu, chỉ cần giở cuốn Lịch vạn niên VN (1901-2103) của ông Chung là sẽ biết ngay được kinh tuyến nơi mình sinh ra cùng canh giờ chính xác. Không những thế, trong công trình nghiên cứu của mình, ông Chung cũng đã phát hiện ra “quy luật tam hợp” trong việc xuất hiện 28 vì tinh tú (nhị thập bát tú) theo các trục thời gian năm, tháng, ngày.
Mấy năm qua, khoảng một chục cuốn Lịch vạn niên Trung Quốc đã được dịch sang tiếng Việt. Tuy nhiên, giờ pháp định của VN thuộc múi giờ thứ 7, còn giờ pháp định của Trung Quốc thuộc múi giờ thứ 8, sự khác nhau đó làm cho một số ngày, tháng âm lịch của VN và Trung Quốc khác nhau. Ông Nguyễn Mậu Tùng, nguyên trưởng Ban Lịch Nhà nước, cho rằng dùng lịch Trung Quốc ở VN sẽ dẫn đến nhiều sai lầm về mặt thiên văn, lịch pháp, đời sống xã hội, tập quán sinh hoạt của con người VN cũng như các nghiên cứu về cổ học phương Đông và các ứng dụng trong y học cổ truyền. Trong cuốn Lịch vạn niên VN, ngoài việc cung cấp thời gian của lịch quốc tế, ông Chung còn cung cấp chính xác năm, tháng, ngày, giờ âm lịch của VN. Theo đánh giá của giáo sư Hoàng Bảo Châu, nguyên viện trưởng Viện Y học Cổ truyền Trung ương, cuốn sách của ông Chung mang tính văn hóa, khoa học phương Đông, y học cổ truyền đặc thù VN.
Từ chối bản quyền 150 triệu đồng
Khi hoàn thành cuốn Lịch vạn niên VN (1901-2103), không ít đầu nậu sách đã tới gặp ông để thương lượng mua bản thảo, có người thỏa thuận trả tới 150 triệu đồng. Khấp khởi chờ đợi, nhưng rồi ông Chung phát hiện một sự thật phũ phàng: các đầu nậu chỉ mua bản thảo của ông với mục đích duy nhất là... hủy đi, vì họ đã bỏ hàng đống tiền thuê dịch và in những cuốn lịch vạn niên Trung Quốc. Không lẽ con mình mang nặng đẻ đau lại không được chào đời? Ông Chung lặn lội mang đứa con tinh thần của mình đi chào các nhà xuất bản (NXB). NXB đầu tiên yêu cầu ông phải trả 7% theo giá bìa và số lượng bản in, NXB thứ hai giảm chút ít: phí xuất bản bằng 6%. Ông lại lặn lội vào miền Trung, gặp một vị trưởng ban tuyên giáo tỉnh nhờ cậy. Sau khi nghe ông trình bày, vị lãnh đạo nọ sốt sắng gọi điện cho giám đốc NXB tỉnh, đề nghị in quyển sách của ông. Họ đã rất hữu nghị, chỉ lấy 1,5% quản lý phí, còn lại tất tần tật ông phải lo...
Lại mất hàng năm trời nữa đi gõ cửa các nơi. Rồi NXB Bản Đồ đồng ý in, miễn quản lý phí nhưng ông vẫn phải chịu chi phí in ấn. Thôi thì đây cũng là một cơ may. Để tiết kiệm chi phí, ông cặm cụi thức đêm thức hôm tự đánh máy bản thảo, in bản can, mẫu bìa sách, mẫu hộp đựng sách... Rồi chạy vạy vay mượn được 200 triệu đồng để đi in sách. Nhờ vậy mà đứa con tinh thần mang nặng đẻ đau của ông ra đời... Đua với thời gian Vì làm việc quá sức nên năm 2004, ông Chung lại bị nhồi máu cơ tim, phải đặt stent (giá đỡ) vào động mạch vành. Quả tim già nua tắc 3 đoạn động mạch vành nhưng ông chỉ có 70 triệu đồng trả cho bệnh viện nên 2 đoạn còn lại vẫn đang ậm ạch bơm máu nuôi sống cơ thể ông già xấp xỉ tám mươi. “Vợ và ba con gái tôi không đồng ý cho tôi làm việc nhưng tôi lại nghĩ khác, không làm việc, tôi sẽ bị stress và sẽ bị “trầm uất” vì những “ấm ức” trong đầu không được viết ra. Sống như thế thì phát điên lên mất” – ông Chung tâm sự. Ông đang phải chạy đua với quỹ thời gian ngắn ngủi còn lại. Ông còn bốn quyển sách nữa đã có phác thảo, gồm: Kinh Dịch, Tổng lược hệ thống cổ học phương Đông, Di truyền học, ngành học mà ông đã được đào tạo và phòng chống HIV/AIDS.
Đua với thời gian
Vì làm việc quá sức nên năm 2004, ông Chung lại bị nhồi máu cơ tim, phải đặt stent (giá đỡ) vào động mạch vành. Quả tim già nua tắc 3 đoạn động mạch vành nhưng ông chỉ có 70 triệu đồng trả cho bệnh viện nên 2 đoạn còn lại vẫn đang ậm ạch bơm máu nuôi sống cơ thể ông già xấp xỉ tám mươi.
“Vợ và ba con gái tôi không đồng ý cho tôi làm việc nhưng tôi lại nghĩ khác, không làm việc, tôi sẽ bị stress và sẽ bị “trầm uất” vì những “ấm ức” trong đầu không được viết ra. Sống như thế thì phát điên lên mất” – ông Chung tâm sự. Ông đang phải chạy đua với quỹ thời gian ngắn ngủi còn lại. Ông còn bốn quyển sách nữa đã có phác thảo, gồm: Kinh Dịch, Tổng lược hệ thống cổ học phương Đông, Di truyền học, ngành học mà ông đã được đào tạo và phòng chống HIV/AIDS.
Thái An - Chân Nhân
Ông già 80 và công trình lịch vạn niên
(Thứ Tư, 07-11-2007)
Mất 6 năm nghiên cứu, bao phen vất vả ngược xuôi tìm nơi xuất bản, đến cuối tháng 10-2007, cuốn Lịch vạn niên VN dày hơn 1.500 trang của nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Chung mới đến tay độc giả.
Cũng gian nan không kém việc in sách, cuộc trò chuyện với tác giả công trình đồ sộ này không thể thực hiện bằng ngôn ngữ nói thông thường. Thính lực của ông gần như bằng 0, hậu quả của cơn tai biến cách đây 14 năm, vì thế, chúng tôi phải “nói” bằng bút và qua... e-mail.
Cả đời nghiên cứu cổ học phương Đông
Ngay từ nhỏ, cậu bé Nguyễn Văn Chung đã được ông nội, một nhà nho, truyền dạy nhập tâm cổ học phương Đông. Lớn hơn một chút, khi biết chữ, ngoài ông nội thì ông bà thân sinh của ông cũng chú trọng dạy cho con cổ học phương Đông một cách hệ thống. Ông Chung kể, suốt 70 năm qua, ông thường xuyên nghiên cứu vấn đề này. Lúc đầu chỉ là “xem bói” giải trí cho người quen và bạn bè, vì công việc chính của ông là một nhà giáo. Những năm còn công tác tại Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp (nay là Bộ GD-ĐT), ông được cố bộ trưởng Tạ Quang Bửu phân công theo dõi đào tạo tại các trường ĐH y trên cả nước.
Một biến cố lớn xảy ra đã khiến ông không thể đi tiếp sự nghiệp giáo dục. Năm 1994, khi đang giảng dạy môn phòng chống HIV/AIDS tại TPHCM, ông bất ngờ bị tai biến mạch máu não (tắc mạch máu nuôi tai trong). Cơn tai biến đã quật đổ ông, suốt 9 tháng trời phải nằm điều trị tại TPHCM. Cố giáo sư Đặng Văn Chung đã khuyên ông quay về Hà Nội. Về Bắc, như ngọn đèn treo trước gió, ông nằm nghĩ về một thời đã qua. Chẳng lẽ suốt 40 năm làm việc cật lực với 16 giờ mỗi ngày lại chẳng để lại gì trước khi về với đất? Thế là ông bắt tay vào tìm lời giải cho những thắc mắc của mình về lịch học, về những thắc mắc chưa có lời giải đáp trước kia.
Những phát hiện mới về lịch VN
Một năm dưỡng bệnh, sức sống trở lại, ông Chung bắt tay vào việc nghiên cứu lịch VN. Ông giáo già về hưu tóc bạc trắng bắt đầu mày mò tự học vi tính. Lại tiếp tục mỗi ngày làm việc 16 giờ. Trên căn gác nhỏ ở ngõ Hội Vũ, Hà Nội, bằng những kiến thức y học, toán học, toán di truyền được đào tạo chuyên môn bài bản và bằng vốn tri thức cổ học phương Đông tích lũy được, ông Chung cặm cụi ngày đêm để tính toán, căn từng canh giờ, từng khắc của từng địa phương và đối chiếu với từng vì tinh tú. Người Á đông xưa tính giờ bằng quan sát bóng chiếu của mặt trời qua một cọc tiêu và vạch thành các điểm xuống đất để xác định 12 canh giờ (giờ cổ truyền). Theo quan niệm của người xưa, giờ cổ truyền chỉ đúng với từng địa phương. Sang địa phương khác, giờ cổ truyền thay đổi. Ngày nay, giờ cổ truyền được xác định thay đổi theo kinh tuyến. Chẳng hạn, quận Hồng Bàng (Hải Phòng) nằm ở kinh độ 106o38’ Đông, quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) ở 105o51’ Đông. Vào đầu giờ Tý tại kinh tuyến trung tâm VN (105o Đông), đồng hồ chỉ 23 giờ 00 phút 01 giây thì cũng thời điểm đó, giờ Tý địa phương của quận Hoàn Kiếm sẽ là 23 giờ 03 phút 25 giây, tại Hồng Bàng là 23 giờ 06 phút 33 giây. Không cần biết nhiều kiến thức về cổ học phương Đông, bất cứ ai trong số hơn 80 triệu người Việt, dù sinh ở bất cứ đâu, chỉ cần giở cuốn Lịch vạn niên VN (1901-2103) của ông Chung là sẽ biết ngay được kinh tuyến nơi mình sinh ra cùng canh giờ chính xác. Không những thế, trong công trình nghiên cứu của mình, ông Chung cũng đã phát hiện ra “quy luật tam hợp” trong việc xuất hiện 28 vì tinh tú (nhị thập bát tú) theo các trục thời gian năm, tháng, ngày.
Mấy năm qua, khoảng một chục cuốn Lịch vạn niên Trung Quốc đã được dịch sang tiếng Việt. Tuy nhiên, giờ pháp định của VN thuộc múi giờ thứ 7, còn giờ pháp định của Trung Quốc thuộc múi giờ thứ 8, sự khác nhau đó làm cho một số ngày, tháng âm lịch của VN và Trung Quốc khác nhau. Ông Nguyễn Mậu Tùng, nguyên trưởng Ban Lịch Nhà nước, cho rằng dùng lịch Trung Quốc ở VN sẽ dẫn đến nhiều sai lầm về mặt thiên văn, lịch pháp, đời sống xã hội, tập quán sinh hoạt của con người VN cũng như các nghiên cứu về cổ học phương Đông và các ứng dụng trong y học cổ truyền. Trong cuốn Lịch vạn niên VN, ngoài việc cung cấp thời gian của lịch quốc tế, ông Chung còn cung cấp chính xác năm, tháng, ngày, giờ âm lịch của VN. Theo đánh giá của giáo sư Hoàng Bảo Châu, nguyên viện trưởng Viện Y học Cổ truyền Trung ương, cuốn sách của ông Chung mang tính văn hóa, khoa học phương Đông, y học cổ truyền đặc thù VN.
Từ chối bản quyền 150 triệu đồng
Khi hoàn thành cuốn Lịch vạn niên VN (1901-2103), không ít đầu nậu sách đã tới gặp ông để thương lượng mua bản thảo, có người thỏa thuận trả tới 150 triệu đồng. Khấp khởi chờ đợi, nhưng rồi ông Chung phát hiện một sự thật phũ phàng: các đầu nậu chỉ mua bản thảo của ông với mục đích duy nhất là... hủy đi, vì họ đã bỏ hàng đống tiền thuê dịch và in những cuốn lịch vạn niên Trung Quốc. Không lẽ con mình mang nặng đẻ đau lại không được chào đời? Ông Chung lặn lội mang đứa con tinh thần của mình đi chào các nhà xuất bản (NXB). NXB đầu tiên yêu cầu ông phải trả 7% theo giá bìa và số lượng bản in, NXB thứ hai giảm chút ít: phí xuất bản bằng 6%. Ông lại lặn lội vào miền Trung, gặp một vị trưởng ban tuyên giáo tỉnh nhờ cậy. Sau khi nghe ông trình bày, vị lãnh đạo nọ sốt sắng gọi điện cho giám đốc NXB tỉnh, đề nghị in quyển sách của ông. Họ đã rất hữu nghị, chỉ lấy 1,5% quản lý phí, còn lại tất tần tật ông phải lo...
Lại mất hàng năm trời nữa đi gõ cửa các nơi. Rồi NXB Bản Đồ đồng ý in, miễn quản lý phí nhưng ông vẫn phải chịu chi phí in ấn. Thôi thì đây cũng là một cơ may. Để tiết kiệm chi phí, ông cặm cụi thức đêm thức hôm tự đánh máy bản thảo, in bản can, mẫu bìa sách, mẫu hộp đựng sách... Rồi chạy vạy vay mượn được 200 triệu đồng để đi in sách. Nhờ vậy mà đứa con tinh thần mang nặng đẻ đau của ông ra đời... Đua với thời gian Vì làm việc quá sức nên năm 2004, ông Chung lại bị nhồi máu cơ tim, phải đặt stent (giá đỡ) vào động mạch vành. Quả tim già nua tắc 3 đoạn động mạch vành nhưng ông chỉ có 70 triệu đồng trả cho bệnh viện nên 2 đoạn còn lại vẫn đang ậm ạch bơm máu nuôi sống cơ thể ông già xấp xỉ tám mươi. “Vợ và ba con gái tôi không đồng ý cho tôi làm việc nhưng tôi lại nghĩ khác, không làm việc, tôi sẽ bị stress và sẽ bị “trầm uất” vì những “ấm ức” trong đầu không được viết ra. Sống như thế thì phát điên lên mất” – ông Chung tâm sự. Ông đang phải chạy đua với quỹ thời gian ngắn ngủi còn lại. Ông còn bốn quyển sách nữa đã có phác thảo, gồm: Kinh Dịch, Tổng lược hệ thống cổ học phương Đông, Di truyền học, ngành học mà ông đã được đào tạo và phòng chống HIV/AIDS.
Đua với thời gian
Vì làm việc quá sức nên năm 2004, ông Chung lại bị nhồi máu cơ tim, phải đặt stent (giá đỡ) vào động mạch vành. Quả tim già nua tắc 3 đoạn động mạch vành nhưng ông chỉ có 70 triệu đồng trả cho bệnh viện nên 2 đoạn còn lại vẫn đang ậm ạch bơm máu nuôi sống cơ thể ông già xấp xỉ tám mươi.
“Vợ và ba con gái tôi không đồng ý cho tôi làm việc nhưng tôi lại nghĩ khác, không làm việc, tôi sẽ bị stress và sẽ bị “trầm uất” vì những “ấm ức” trong đầu không được viết ra. Sống như thế thì phát điên lên mất” – ông Chung tâm sự. Ông đang phải chạy đua với quỹ thời gian ngắn ngủi còn lại. Ông còn bốn quyển sách nữa đã có phác thảo, gồm: Kinh Dịch, Tổng lược hệ thống cổ học phương Đông, Di truyền học, ngành học mà ông đã được đào tạo và phòng chống HIV/AIDS.
Thái An - Chân Nhân
Đọc Lãng du trong văn hóa Việt Nam: Choáng ngợp hồn Việt trong từng trang sách
(Ngày 19/11/2007)
Hơn 1.000 trang giấy, với gần 500 bài viết, chẳng ai có thể ngờ tác giả của cuốn sách đồ sộ Lãng du trong văn hóa Việt Nam đã xấp xỉ cái tuổi 90. Bước chân của người lữ khách Lãng du trong văn hóa Việt Nam (NXB Thanh niên) của nhà văn hóa Hữu Ngọc thực chất là một tập hợp những bài báo ông viết cho tờ Vietnam News số chủ nhật ròng rã suốt 13 năm qua. Cuốn sách hơn ngàn trang này đã được tái bản đến lần thứ 5 và được một số trường đại học ở Mỹ dùng làm tài liệu tham khảo cho các ngành học về văn hóa Việt Nam. Chính vì bắt nguồn từ những bài báo tiếng Anh nên bản sách xuất bản đầu tiên cũng là tiếng Anh với nhan đề “Wandering through Vietnamese Culture” đã đoạt giải vàng sách Việt Nam năm 2006, một sự khẳng định giá trị của sách. Các bài viết trong sách như một cuốn nhật ký mà tác giả ghi chép trên con đường lãng du này đây mai đó của mình, vì là những bài báo nên cách viết của tác giả cũng rất mộc mạc, giản dị, chữ ít nhưng lượng thông tin lại rất nhiều. Không phải ngẫu nhiên mà tiến sĩ nghệ thuật Đức Gunter Giesenfeld đã nhận xét về ông: “Bậc thầy của những bài ký ngắn”. Với một cặp mắt đầy tinh tế, những dòng ghi chép ngắn của tác giả đã đưa không gian văn hóa Việt Nam hiển hiện trước mắt bạn đọc. Có thể đấy là một vùng đất biên cương xa vắng, hoặc là một nơi sát cạnh thủ đô và thậm chí là cả giữa chốn thị thành phồn hoa. Ở mỗi nơi, với góc nhìn người lữ khách tác giả khéo léo ghi lại mọi điều về vùng đất hay con người mà mình chứng kiến. Như những bài viết về vùng đất Cao Bằng, tác giả đã cho người đọc thấy từ những con người thông minh cần cù đến những nét đẹp văn hóa đặc sắc và cả những dấu ấn lịch sử góp phần vào sự hình thành văn hóa hiện tại của đất Cao Bằng. Ví dụ khi nhắc đến hai quả chuông đồng chùa Viên Minh, tác giả đã nhắc lại giai đoạn nhà Mạc trị vì Cao Bằng. Hay như lúc miêu tả Vịnh Hạ Long, Hữu Ngọc đã để bài thơ của thi sĩ Hồ Xuân Hương tả cảnh. Cứ như thế, nét đẹp văn hóa đất Việt được hòa quyện từ những cảnh đẹp non sông, con người và lịch sử trở nên sống động trước mắt người đọc. Không chỉ là cảnh đất nước, Lãng du trong văn hóa Việt Nam còn đưa bạn đọc theo chân tác giả đi đến những phương trời xa. Gần nhất là những vùng đất sát biên giới như Côn Minh, xa hơn là châu Âu, châu Mỹ. Nhưng những hành trình đó vẫn gắn liền với bản sắc văn hóa Việt như những chuyện bảo tồn giá trị gia đình của người Việt Nam ở nước ngoài hay ý nhị như câu chuyện chào cờ của người Việt và người Pháp. Không chỉ có thế, tác phẩm còn đưa bạn đọc đến những vấn đề xã hội Việt Nam hiện nay như sự biến đổi các yếu tố văn hóa thông qua sự thay đổi về mỹ thuật, văn học, điện ảnh… Không phải sách nghiên cứu cũng không phải sách hướng dẫn du lịch nhưng Lãng du trong văn hóa Việt Nam chứa đựng tất cả những nét cơ bản nhất mà người đọc cần để biết thêm về văn hóa, con người Việt Nam. Người xuất nhập văn hóa Sinh năm 1918, nhà văn hóa, nhà văn Hữu Ngọc nay đã ở tuổi “xưa nay hiếm”, thế nhưng sức đi, sức viết của ông như nằm ngoài cái khái niệm thời gian. Nói như nhà thơ Trần Đăng Khoa thì ông giống như: “một dòng sông cuồn cuộn luôn chảy xiết”. Và dòng sông đó đang chuyển tải những nét đẹp của văn hóa Việt Nam đi khắp thế giới. Chính vì thế, nhiều người ví Hữu Ngọc như là một người xuất khẩu văn hóa Việt đến với bạn bè bốn phương. Bản thân sách không chỉ được in bằng tiếng Anh mà sắp tới còn được xuất bản bằng tiếng Pháp, Đức và có thể là nhiều ngôn ngữ khác nữa. Có điều, việc xuất bản cuốn sách bằng tiếng Việt lại là một nét mới lạ. Người Việt Nam đọc được những gì về văn hóa của chính mình trong cuốn sách giới thiệu văn hóa Việt cho người nước ngoài? Đó là sự choáng ngợp trước vẻ đẹp của quê hương, của văn hóa mà đôi lúc vì quá quen thuộc nên nhiều người đã đánh mất đi phần nào. Và Hữu Ngọc đã làm một công việc tưởng chừng kỳ lạ, “nhập khẩu” vào Việt Nam chính văn hóa Việt Nam và chuyến “nhập khẩu” này đã như lời nhắc nhở về một niềm tự hào mà mỗi con người Việt cần phải nâng niu và giữ gìn trong suốt cuộc đời mình.
Đọc Lãng du trong văn hóa Việt Nam: Choáng ngợp hồn Việt trong từng trang sách
(Ngày 19/11/2007)
Hơn 1.000 trang giấy, với gần 500 bài viết, chẳng ai có thể ngờ tác giả của cuốn sách đồ sộ Lãng du trong văn hóa Việt Nam đã xấp xỉ cái tuổi 90. Bước chân của người lữ khách Lãng du trong văn hóa Việt Nam (NXB Thanh niên) của nhà văn hóa Hữu Ngọc thực chất là một tập hợp những bài báo ông viết cho tờ Vietnam News số chủ nhật ròng rã suốt 13 năm qua. Cuốn sách hơn ngàn trang này đã được tái bản đến lần thứ 5 và được một số trường đại học ở Mỹ dùng làm tài liệu tham khảo cho các ngành học về văn hóa Việt Nam. Chính vì bắt nguồn từ những bài báo tiếng Anh nên bản sách xuất bản đầu tiên cũng là tiếng Anh với nhan đề “Wandering through Vietnamese Culture” đã đoạt giải vàng sách Việt Nam năm 2006, một sự khẳng định giá trị của sách. Các bài viết trong sách như một cuốn nhật ký mà tác giả ghi chép trên con đường lãng du này đây mai đó của mình, vì là những bài báo nên cách viết của tác giả cũng rất mộc mạc, giản dị, chữ ít nhưng lượng thông tin lại rất nhiều. Không phải ngẫu nhiên mà tiến sĩ nghệ thuật Đức Gunter Giesenfeld đã nhận xét về ông: “Bậc thầy của những bài ký ngắn”. Với một cặp mắt đầy tinh tế, những dòng ghi chép ngắn của tác giả đã đưa không gian văn hóa Việt Nam hiển hiện trước mắt bạn đọc. Có thể đấy là một vùng đất biên cương xa vắng, hoặc là một nơi sát cạnh thủ đô và thậm chí là cả giữa chốn thị thành phồn hoa. Ở mỗi nơi, với góc nhìn người lữ khách tác giả khéo léo ghi lại mọi điều về vùng đất hay con người mà mình chứng kiến. Như những bài viết về vùng đất Cao Bằng, tác giả đã cho người đọc thấy từ những con người thông minh cần cù đến những nét đẹp văn hóa đặc sắc và cả những dấu ấn lịch sử góp phần vào sự hình thành văn hóa hiện tại của đất Cao Bằng. Ví dụ khi nhắc đến hai quả chuông đồng chùa Viên Minh, tác giả đã nhắc lại giai đoạn nhà Mạc trị vì Cao Bằng. Hay như lúc miêu tả Vịnh Hạ Long, Hữu Ngọc đã để bài thơ của thi sĩ Hồ Xuân Hương tả cảnh. Cứ như thế, nét đẹp văn hóa đất Việt được hòa quyện từ những cảnh đẹp non sông, con người và lịch sử trở nên sống động trước mắt người đọc. Không chỉ là cảnh đất nước, Lãng du trong văn hóa Việt Nam còn đưa bạn đọc theo chân tác giả đi đến những phương trời xa. Gần nhất là những vùng đất sát biên giới như Côn Minh, xa hơn là châu Âu, châu Mỹ. Nhưng những hành trình đó vẫn gắn liền với bản sắc văn hóa Việt như những chuyện bảo tồn giá trị gia đình của người Việt Nam ở nước ngoài hay ý nhị như câu chuyện chào cờ của người Việt và người Pháp. Không chỉ có thế, tác phẩm còn đưa bạn đọc đến những vấn đề xã hội Việt Nam hiện nay như sự biến đổi các yếu tố văn hóa thông qua sự thay đổi về mỹ thuật, văn học, điện ảnh… Không phải sách nghiên cứu cũng không phải sách hướng dẫn du lịch nhưng Lãng du trong văn hóa Việt Nam chứa đựng tất cả những nét cơ bản nhất mà người đọc cần để biết thêm về văn hóa, con người Việt Nam. Người xuất nhập văn hóa Sinh năm 1918, nhà văn hóa, nhà văn Hữu Ngọc nay đã ở tuổi “xưa nay hiếm”, thế nhưng sức đi, sức viết của ông như nằm ngoài cái khái niệm thời gian. Nói như nhà thơ Trần Đăng Khoa thì ông giống như: “một dòng sông cuồn cuộn luôn chảy xiết”. Và dòng sông đó đang chuyển tải những nét đẹp của văn hóa Việt Nam đi khắp thế giới. Chính vì thế, nhiều người ví Hữu Ngọc như là một người xuất khẩu văn hóa Việt đến với bạn bè bốn phương. Bản thân sách không chỉ được in bằng tiếng Anh mà sắp tới còn được xuất bản bằng tiếng Pháp, Đức và có thể là nhiều ngôn ngữ khác nữa. Có điều, việc xuất bản cuốn sách bằng tiếng Việt lại là một nét mới lạ. Người Việt Nam đọc được những gì về văn hóa của chính mình trong cuốn sách giới thiệu văn hóa Việt cho người nước ngoài? Đó là sự choáng ngợp trước vẻ đẹp của quê hương, của văn hóa mà đôi lúc vì quá quen thuộc nên nhiều người đã đánh mất đi phần nào. Và Hữu Ngọc đã làm một công việc tưởng chừng kỳ lạ, “nhập khẩu” vào Việt Nam chính văn hóa Việt Nam và chuyến “nhập khẩu” này đã như lời nhắc nhở về một niềm tự hào mà mỗi con người Việt cần phải nâng niu và giữ gìn trong suốt cuộc đời mình.
Tường Vy
Bạn đang học lớp 12 và đang ấp ủ nhiều dự định cho tương lai? Bạn muốn trở thành nhà ngoại giao, giám đốc kinh doanh, kế toán viên, công nhân kỹ thuật hay một hướng dẫn viên du lịch? Trong thế giới đa dạng của muôn loại ngành nghề, làm thế nào để chọn lựa cho mình một nghề nghiệp phù hợp với khả năng, sở thích và nguyện vọng? Bạn là người đã có công ăn việc làm ổn định và muốn khám phá khả năng của bản thân? Bạn muốn thay đổi môi trường làm việc và đang băn khoăn về những suy tính của mình? Bộ sách "Đường vào nghề" sẽ giúp bạn trả lời phần nào những câu hỏi trên, giúp bạn khi đưa ra quyết định mang tính hệ trọng của cuộc đời - quyết định lựa chọn nghề nghiệp.
Bạn đang học lớp 12 và đang ấp ủ nhiều dự định cho tương lai? Bạn muốn trở thành nhà ngoại giao, giám đốc kinh doanh, kế toán viên, công nhân kỹ thuật hay một hướng dẫn viên du lịch? Trong thế giới đa dạng của muôn loại ngành nghề, làm thế nào để chọn lựa cho mình một nghề nghiệp phù hợp với khả năng, sở thích và nguyện vọng? Bạn là người đã có công ăn việc làm ổn định và muốn khám phá khả năng của bản thân? Bạn muốn thay đổi môi trường làm việc và đang băn khoăn về những suy tính của mình? Bộ sách "Đường vào nghề" sẽ giúp bạn trả lời phần nào những câu hỏi trên, giúp bạn khi đưa ra quyết định mang tính hệ trọng của cuộc đời - quyết định lựa chọn nghề nghiệp.
Cơ hội nghề nghiệp mở ra cho tất cả mọi người, nhưng đứng trước rất nhiều lựa chọn, bạn cần có nhiều thông tin để xác định được con đường đi tới. Bộ sách "Đường vào nghề" bao gồm gần 20 cuốn sách. Trong đó, mỗi nghề được tổ chức thành một cuốn sách hoàn chỉnh như: nghề hàng không, kế toán, kiểm toán, PR, copywriter, MC, khách sạn, du lịch, điện ảnh, phát thanh truyền hình, quản lý nhà hàng, quản lý khách sạn, công nghệ thực phẩm, bưu chính viễn thông, ngân hàng và luật...
"Đường vào nghề" cung cấp cho bạn một sự hiểu biết nhất định về nghề nghiệp mà bản thân muốn chọn lựa, bởi nếu thiếu điều này, các bạn trẻ sẽ dễ nản lòng khi đối mặt với thực tế khắc nghiệt, thậm chí bỏ dở con đường của mình để làm lại từ đầu, gây ra nhiều bất cập và lãng phí cho cả gia đình và xã hội.
Mỗi cuốn sách mở ra cho bạn cả một thế giới nghề nghiệp trong lĩnh vực bạn quan tâm. Mở đầu sẽ là những tản mạn, khái quát về lĩnh vực đó, tiếp đó bạn sẽ được khám phá những nghề nghiệp cụ thể của lĩnh vực này, sự thú vị, những sai lầm phổ biến hay gặp, những yêu cầu bắt buộc tuyển chọn nhân viên. Cuốn sách còn cung cấp cho bạn thông tin về thị trường lao động của lĩnh vực này tại Việt Nam và đưa ra những lời khuyên bổ ích.
Đây không phải là bộ sách dịch mà là sách do các tác giả Việt Nam biên soạn, có sự tư vấn của những chuyên gia hàng đâu của chính lĩnh vực này. Chính bởi vậy, kiến thức trong sách rất gần gũi, mang tính thực tiễn cao, giúp bạn hình dung một cách rõ ràng, cụ thể và rất đáng tin cậy.
Quí vị hãy cùng chúng tôi tìm hiểu cách tiếp cận của những cuốn sách này thông qua cuốn sách về nghề PR.
Phần 1, bạn sẽ được tìm hiểu về nghề nghiệp còn khá mới mẻ này. Bắt đầu bằng những câu chuyện rất thực tế: hãng kinh doanh đồ điện tử nọ tung ra một loạt sản phẩm mới, các chiến dịch quảng cáo liên tiếp diễn ra nhưng doanh số vẫn không đạt được đúng theo dự định. Một thời gian ngắn sau, người tiêu dùng tưởng chứng nghe nhầm khi biết tin hãng này bỏ ra mấy trăm triệu đồng để mua bản quyền một bài hát. Báo đài liên tục đưa tin. Bỗng chốc, rất nhiều người già tới trẻ con đều biết đến tên tuổi của hãng. Có thể chẳng ai biết hãng này sản xuất ra sản phẩm gì nhưng cái tên của hãng thì nhiều người biết đến. Và người ta tin rằng, một khi hãng này bỏ chừng đó tiền ra để làm một cử chỉ quá đẹp như vậy, hẳn họ phải là đơn vị kinh doanh đàng hoàng tử tế, sản phẩm của họ hẳn phải có chất lượng rất cao. Để khuyếch trương hình ảnh của một công ty thì quảng cáo chưa đủ sức để đảm đương trách nhiệm lớn lao này. Đằng sau cái cách "chơi đẹp" kia của ông chủ công ty là sự đạo diễn các chuyên gia PR chuyên nghiệp.
Và cuốn sách đưa ra câu trả lời cho câu hỏi: PR là gì? Những nỗi oan của PR, Những chuyên gia PR nổi tiếng trên thế giới, các hãng PR nổi tiếng, tương lai của nghề này, thế nào là PR nội bộ, PR tại Việt Nam... Đó là những nội dung bạn sẽ được khám phá trong cuốn sách. Bên cạnh đó là những câu chuyện bên lề, chuyện vui về nghề, nhật ký PR, chuyện đó đây.
Ở Phần 2: Vào nghề, các bạn sẽ được tìm hiểu những công việc cụ thể của nghề này, các chức danh nghề nghiệp trong lĩnh vực PR như Điều phối viên PR, chuyên gia tư vấn PR, Trưởng phòng PR, Giám đốc PR, bạn cũng sẽ biết những địa chỉ để theo học nghề này, tham khảo dánh sách một số công ty PR tại Việt Nam, được trẻ lời một số câu hỏi trắc nghiệm.
Gần 20 cuốn sách của "Bộ sách Đường vào nghề". Vài phút không thể giới thiệu với quý vị tất cả nội dung của những cuốn sách. Nhưng một điều có thể khẳng định, những cuốn sách này sẽ giúp bạn vững tâm hơn trong lựa chọn nghề nghiệp của bạn.
Xem thêmNhà xuất bản | Nxb Văn hóa Thông tin |
---|---|
Nhà phát hành | Fahasa |
Giá bìa | 125.000 vnđ |
Khối lượng | 5400.00 gam |
Ngôn Ngữ | Tiếng Việt |
Kích thước | 16x24 cm |
Ngày phát hành | 02/08/2019 |
Số trang | 2232 |
- Đánh giá của bạn về sản phẩm này:
- Tiêu đề của nhận xét